Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đơn giản, tôi là Maria”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Gocnhin95 (thảo luận | đóng góp)
Dòng 6:
==Ảnh hưởng ở Việt Nam==
 
Trong những năm 90, bộ phim này, cùng "Người giàu cũng khóc" đã có những ảnh hưởng sâu rộng đối với khán giả [[truyền hình Việt Nam]].
 
Việc bộ phim được công chúng đón nhận nồng nhiệt chỉ một phần nhỏ do nội dung hấp dẫn của nó. Ảnh hưởng chính đến từ việc đó gần như là series phim (phim bộ) duy nhất chiếu trong thời kỳ này (tiếp sau "[[Người giàu cũng khóc]]"), khi mà toàn quốc lúc đó chỉ có duy nhất một đài truyền hình ([[VTV1]]) với thời lượng phát sóng hết sức hạn chế. Số buổi có phim cũng được phân chia rạch ròi và riêng tối ngày thứ 7 là chương trình sân khấu hoặc kịch nói bắt buộc.
 
Do không có sự lựa chọn khác nên "Đơn giản tôi là Maria" được đa số khán giả truyền hình, kể cả trẻ con, theo dõi. Nội dung phim được bàn tán rộng rãi và được nhắn đến thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày của người dân Việt Nam.
Dòng 14:
Bộ phim phổ biến đến mức trong dân gian Việt Nam còn lưu hành đến tận bây giờ bài thơ kể về tính cách các nhân vật trong phim. Tuy chỉ là thơ con cóc nhưng những mô tả của nó khá chính xác:
 
:Maria là nhà tạo mốt<br/>
:Hoan Caclốt là đồ bỏ đi<br/>
:Bà Machi là người dân tộc<br/>
:Con rắn độc là mụ Loren<br/>
:Người hay ghen là anh Victor<br/>
:Người hay lo là anh Caclốt<br/>
:Người bạn tốt là chị Rita<br/>
 
==Diễn viên==