Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trương Chi Động”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 42:
==Các hoạt động chính trị khác==
Khi cuộc khởi nghĩa Nghĩa Hòa đoàn xảy ra, Từ Hy thái hậu muốn lợi dụng thế lực của Nghĩa Hòa đoàn để chống các nước đế quốc nên ra lệnh tuyên chiến với các nước. Tuy nhiên các tỉnh miền đông nam lại không ủng hộ chính phủ, các đốc phủ Lưu Khôn Nhất (Lưỡng giang), Trương Chi Động (Hồ quảng), Lý Hồng Chương (Lưỡng quảng) thỏa hiệp với các nước ký kết Chương trình Trung Ngoại bảo vệ chung, có tác dụng kiềm chế phong trào Nghĩa hòa đoàn không lan xuống phía nam Trường giang.
 
==Đóng góp cho công cuộc giáo dục.
 
Bãi bỏ chế độ thi cử lạc hậu. Năm 1905 Trương Chi Động kiến nghị bãi bỏ chế độ thi cử lạc hậu và được triều đình cho thi hành.
 
Năm 1907 ông được bổ nhiệm làm Quân cơ Đại thần.
Năm 1907 ông được bổ nhiệm làm Quân cơ Đại thần đóng vai trò đại thần đặc trách việc giám sát bộ Giáo dục mới thành lập. Chính Trương Chi Động đã tóm tắt triết lý giáo dục Trung Hoa đương thời thành một khẩu hiệu lừng danh: “Trung Hoa học về các nguyên lý căn bản; Tây Phương học về sự ứng dụng thực tế:”. Ông được xem là một quan chức cấp tiến cổ võ cho sự cải cách, đồng thời là một học giả bảo thủ chống lại chính thể đại nghị. Các ý tưởng then chốt về sự cải cách của ông được trình bày trong tác phẩm được truyền đọc rộng rãi, quyển “Cổ vũ việc học”. Trương Chi Động không coi trọng triết lý hay lý thuyết chính trị tây phương. Các tư tưởng của ông có thể tóm tắt thành ba tiêu đề chính:
1. Cứu vãn Thanh triều bằng sự phục hưng Khổng học;
2. Cứu vãn Trung Hoa bằng giáo dục;
và 3. Cứu vãn Trung Hoa bằng việc kỹ nghệ hóa.
 
==Cuối đời==