Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kênh Vĩnh Tế”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 69:
:''"[[Tháng 9]], (cho) đào sông [[Châu Đốc]] thông với [[Hà Tiên]], gọi là sông Vĩnh Tế <ref>Lẽ ra phải viết là “sau gọi là sông (kênh) Vĩnh Tế” mới đúng, vì lúc ấy kênh chưa đào và chưa được tứ danh. Có lẽ sử thần khi chép lại đã không chú ý đến thời gian tính trong lời nói của nhà vua (giải thích theo [[Nguyễn Văn Hầu]], tr. 193).</ref>Ngài ([[Gia Long]]) nghĩ trấn Vĩnh Thanh, trấn Hà Tiên gần nước [[Chân Lạp]] mà không có đàng thủy, qua lại không tiện. Lúc ấy có quan Chiêu thùy Chân Lạp là Đông Phòng sang chầu, Ngài đòi vào hỏi việc đào sông, (viên quan ấy) tâu rằng: 'Nếu đào sông ấy thời ích lợi cho dân Chân Lạp lắm'. Ngài vui lòng. Liền truyền dụ dân Vĩnh Thanh rằng: 'Công trình đào sông ấy rất khó, việc Nhà nước và cách phòng giữ bờ cõi quan hệ rất lớn. Các ngươi tuy khó nhọc một lần, mà ích lợi cho muôn đời ngày sau; dân ngươi phải báo cho nhau biết chớ nên sợ nhọc'"'' <ref> Theo 'Toát yếu'' (bản dịch, tr. 140)</ref>.
 
Vào thời điểm bắt đầu đào cho đến lúc hoàn thành xong kênh Vĩnh Tế, thì con kênh này là một con sông nhân tạo mang tính quốc tế, lộ trình của tuyến kênh đi qua lãnh thổ của cả hai nước [[Đại Nam]] và [[Cao Miên]]: hai đoạn đầu (ngã ba [[sông Châu Đốc]] tại [[Châu Đốc]]) và cuối (ngã ba nối với sông Giang Thành [[tỉnh Hà Tiên]]) kênh nằm trên đất Đại Nam. Khúc giữa cắt qua huyện Chân Thành phủ Chân Thành (tức phủ Chân Chiêm) của Cao Miên (huyện này đến năm 1839 mới được chính thức nhập vào Đại Nam (không chỉ còn là lãnh thổ Cao Miên do nhà Nguyễn bảo hộ (Trấn Tây) nữa), trở thành phủ Tĩnh Biên tỉnh Hà Tiên<ref>Đại Nam thực lục, chính biên, đệ nhị kỷ, quyển CCVII, Thực lục về Thánh tổ Nhân hoàng đế, tập 5, trang 617.</ref> gồm 2 huyện [[Hà Âm]] (nay là huyện [[Kiri Vong]] tỉnh [[Takéo]] Campuchia) và [[Hà Dương (huyện)|Hà Dương]] (nay là các huyện [[Tịnh Biên]] và [[Tri Tôn, An Giang|Tri Tôn]] tỉnh [[An Giang]] Việt Nam).
 
Tháng 4 âm năm 1824, Nặc Ông Chân ([[Ang Chan II]]), hiến tặng nhà Nguyễn thông qua [[Nguyễn Văn Thoại]] (để trả ơn Thoại), 3 vùng Chân Sum (còn gọi là Chân Thành hay Chân Chiêm, nằm giữa Giang Thành và Châu Đốc), Mật Luật (Ngọc Luật, cũng nằm giữa Giang Thành và Châu Đốc), Lợi Kha Bát ([[Prey Kabbas]] [[tỉnh Takeo]]). Nhà Nguyễn chỉ lấy 2 đất Chân Sum và Mật Luật. Chân Sum sau được phân vào hai huyện [[Hà Âm]] và Hà Dương từng thuộc phủ Tĩnh Biên Hà Tiên, trước khi chia về cho tỉnh [[An Giang]].