Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đảo Sinh Tồn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 12:
 
==Lịch sử==
===Thời kỳ từ 1884 đến tháng 10 năm 1950===
Theo [[Hòa ước Giáp Tuất (1874)|Hiệp ước Pháp - Việt 1874]] cùng [[Hòa ước Giáp Thân (1884)|Hiệp ước ngày 6 tháng 6 năm 1884]] giữa Pháp và Triều đình Nhà Nguyễn về việc Nhà Nguyễn đồng ý cho Pháp thay mặt Nhà nước Việt Nam trong các hoạt động đối ngoại, ký các văn bản ngoại giao và bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, chính quyền Pháp ở Việt Nam đã chính thức chiếm hữu Trường Sa trong tình trạng không có nước nào chiếm hữu.
 
Năm 1887, Pháp và Triều đình Mãn Thanh ký [[Công ước Pháp-Thanh 1887]] về hoạch định biên giới cả trên biển và trên bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Năm 1909, nhà cầm quyền Pháp cho các pháo hạm tuần tiễu trên vùng biển hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Từ năm 1920, các tàu của Sở Hải quân Đông Dương cũng được tăng cường để làm nhiệm vụ tuần tiễu chống bọn buôn lậu ở vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa.
 
Năm 1933, chính quyền Pháp đã làm đầy đủ thủ tục chiếm hữu theo nghi thức truyền thống phương Tây với một hạm đội đem đến mỗi đảo một văn bản chiếm hữu do các thuyền trưởng ký đóng kín trong một cái chai được gắn trong một trụ xi măng xây trên mỗi đảo. Người ta kéo cờ và thổi kèn trên từng hòn [[đảo Trường Sa]] (Sparatly), [[đảo An Bang]] (Caye d’Aboine), [[đảo Ba Bình]] (Itu-Iba), [[đảo Loại Ta]] (Loaito), [[đảo Thị Tứ]] cùng các tiểu đảo phụ thuộc. Sau đó Bộ Ngoại giao Pháp đã có một thông tri đăng công báo Pháp ngày 26 tháng 7 năm 1933 về sự chiếm hữu đảo Trường Sa ngày 13 tháng 4 năm 1930 và các đảo An Bang, Ba Bình, Loại Ta, Thị Tứ cùng các đảo phụ cận từ ngày 7 tháng 4 năm 1933 đến ngày 12 tháng 4 năm 1933. Ngày 21 tháng 12 năm 1933, thống đốc Nam kỳ Grơthayme đã ký Nghị định số 4762/S-P đặt quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa. Ngày 15 tháng 6 năm 1938, toàn quyền Đông Dương Brêviê đã ký Nghị định số 156/S-P xây dựng một đèn biển, trạm khí tượng thuỷ văn, đài vô tuyến điện ở đảo Ba Bình trong quần đảo Trường Sa.
 
Suốt thời gian đại diện cho Nhà nước Việt Nam về mặt đối ngoại, Chính phủ Pháp luôn khẳng định chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Trường Sa, đồng thời phản kháng lại những hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo đó.
 
===Thời kỳ từ tháng 10 năm 1950 đến tháng 4 năm 1975===
Ngày 14 tháng 10 năm 1950, Chính phủ Pháp chính thức bàn giao việc quản lý và bảo vệ hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cho Chính phủ Bảo Đại. Tổng trấn Trung phần Phan Văn Giáo đã ra Hoàng Sa chủ trì việc bàn giao. Ngày 9 tháng 7 năm 1951, tại [[Hội nghị San Francisco]], sau khi Nhật tuyên bố từ bỏ mọi quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà họ đã chiếm đóng trái phép từ trước chiến tranh thế giới lần thứ hai, [[Trần Văn Hữu]], Thủ tướng Chính phủ của chính quyền [[Bảo Đại]] tuyên bố khẳng định chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Lời khẳng định này được đưa ra trước Hội nghị có đại diện của 51 nước tham dự nhưng không có đại biểu nào lên tiếng phản đối.
 
Sau khi [[Hiệp định Genève, 1954|Hiệp định Giơnevơ 1954]] được ký kết, ngày 28 tháng 4 năm 1956, quân đội viễn chinh Pháp rút khỏi Đông Dương, chính quyền Sài Gòn vẫn duy trì các lực lượng đồn trú bảo vệ, khảo sát quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 20 tháng 10 năm 1956, chính quyền Sài Gòn ra Nghị định số 143/NV về việc đổi tên các tỉnh miền Nam, trong đó quần đảo Trường Sa được đưa về tỉnh Phước Tuy.
 
Năm 1957, các lực lượng thuỷ quân lục chiến của quân đội Sài Gòn đã được đưa ra quần đảo Trường Sa làm nhiệm vụ bảo vệ các đảo thay cho các đơn vị đồn trú trước đây. Năm 1963, chính quyền Sài Gòn đã dựng bia chủ quyền trên các đảo Trường Sa, An Bang, Song Tử Tây,...Trong các năm từ 1961 đến 1973, liên tục phái các đội tàu làm nhiệm vụ tuần tiễu, kiểm soát và tiến hành khảo sát hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
 
Ngày 6 tháng 9 năm 1973, Bộ trưởng Bộ Nội vụ chính quyền Sài Gòn ra Nghị định số 420-BNV/HDCP/26 sáp nhập quần đảo Trường Sa vào xã Phước Hải thuộc quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy.
 
===Thời kỳ từ tháng 4 năm 1975 tới nay===
{{main|Chiến dịch Trường Sa và các đảo trên Biển Đông}}
Đảo Sinh tồn là một trong năm đảo được [[hải quân nhân dân Việt Nam]] giải phóng đầu tiên trên quần đảo Trường Sa từ tay hải quân Việt Nam cộng hòa. Ngày 28 tháng 4 năm 1975 đảo chính thức được giải phóng, và từ đó đến nay ngày 28 tháng 4 hàng năm trở thành ngày truyền thống của đảo.