Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sơn Hải quan”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Azylber (thảo luận | đóng góp)
size
Dòng 22:
 
[[Encyclopædia Britannica]] năm 1911 viết rằng:
Sơn Hải quan, một thị trấn đồn trú ở cực đông của tỉnh [[Trực Lệ]], Trung Quốc, dân số khoảng 30.000 người. Nó nằm ở điểm mà dãy các ngọn đồi bao gồm Vạn lý trường thành dốc xuống biển, tạo thành một quan hay cửa ải giới hạn phạm vi của [[Trung Quốc bản thổ]] và [[Mãn Châu]]. Vìe thế đây là một đồn quân sự quan trọng, và là một tuyến đường thương mại giữa Mãn Châu và [[Trung Nguyên]] của Trung Quốc. Tuyến đường sắt Bắc Hoàng đế từ Thiên Tân và Đại Cô 174 m. từ nơi trước đó, chạy qua cửa ải, và men theo bờ biển vịnh Liêu Đông xa đến cảng hiệp ước Ngưu Trang, nơi nó được kết nối với một tuyến đường sắt đi tử cảng Arthur (Lữ Thuận) đến tuyến đường chính Siberi. Cửa ải tạo thành giới hạn phía nam của phạm vi ảnh hưởng của Nga theo quy định trong hiệp ước giữa Anh và Nga vào ngày 28 tháng 4 năm 1899.
 
Thnags 7 năm 1904, 15.000 quân Nhật đã đổ bộ lên Sơn Hải quan, trước khi hành quân đến Bắc Kinh để kết thúc cuộc bao vây các công sứ của [[Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn]]. Một cuộc oanh tạc trước khi đổ bộ là không cần thiết do chỉ có một ít lính Trung Quốc hiện diện tại đây. Quan hệ đồng minh đã bị giáng một đòn mạnh khi một cuộc ẩu đả xảy ra tại Sơn Hải quan giữa quân Nhật Bản và quân Pháp. Trong vụ xung đột, ba lính Pháp và bảy lính Nhật đã bị giết, năm lính Pháp và 12 lính Nhật đã bị thương.