Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đức tin Kitô giáo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thijs!bot (thảo luận | đóng góp)
n robot Ajoute: pt:Fé salvadora
TCN (thảo luận | đóng góp)
Dòng 7:
Luận giải về chức năng của đức tin trong mối tương quan với giao ước của Thiên Chúa, tác giả thư Hebrew trong [[Tân Ước]] viết, ''“Đức tin là sự biết chắc vững vàng của những điều mình đang trông mong, là bằng cớ (hoặc xác tín) của những điều mình chẳng xem thấy”''. (Hebrew 11.1). ''Υποστασις'' ('''hy-po´sta-sis'''), được dịch là “sự bảo đảm”, thường xuất hiện trong các văn bản giao dịch cổ viết trên giấy ''papyrus'', chuyển tải ý tưởng cho rằng giao ước hoặc hợp đồng là biểu thị cho sự tin cậy lẫn nhau, bảo chứng cho sự chuyển đổi tài sản sẽ diễn ra đúng như đã cam kết trong hợp đồng. Cũng đồng quan điểm, Moulton và Milligan diễn giải, “Đức tin là hành động bảo chứng cho những gì đang được mong đợi” (''Từ vựng Tân Ước Hi văn'', 1963, p. 660). Từ ''e ‘leg-khos'' trong Hi văn, được dùng để miêu tả “sự xác tín” trong Hebrew 11. 1 miêu tả một sự việc, nhất là sự việc trông có vẻ như mâu thuẫn với những gì đang xảy ra, nhân đó giúp làm sáng tỏ những điều trước đó chưa nhận ra và bác bỏ những gì trông giống như hiện thực. Chứng cớ cho niềm xác tín này là mạnh mẽ và tích cực, ấy chính là đức tin. Đức tin Cơ Đốc, trong ý nghĩa này, không thể đánh đồng với sự cả tin.
Hebrew 11. 6 diễn giải ý nghĩa và vai trò của đức tin trong sống đạo như sau: ''“Vả, không có đức tin thì không thể làm vui lòng (Thiên Chúa); vì người đến gần Thiên Chúa phải tin rằng có Thiên Chúa, và Ngài là Đấng ban thưởng cho người hết lòng tìm kiếm Ngài.”''
{{Portal|Cơ Đốc giáo}}
 
Khái niệm của Tân Ước về đức tin lập nền trên sự tự mặc khải của Thiên Chúa, nhất là trong ý nghĩa của sự tin tưởng đặt vào các lời hứa cũng như sự quan tâm về những cảnh báo trong Kinh Thánh. Những nhà trước tác Tân Ước cho rằng khái niệm của họ về đức tin khởi nguồn từ [[Kinh Thánh Hebrew]].