Khác biệt giữa bản sửa đổi của “LTV A-7 Corsair II”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Xqbot (thảo luận | đóng góp)
n r2.7.3) (Bot: Thêm cs:LTV A-7 Corsair II; sửa cách trình bày
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 19:
}}
 
Chiếc '''[[Ling-Temco-Vought]] A-7 Corsair II''' là một kiểu [[máy bay cường kích]] hạng nhẹ [[máy bay tốc độ cận âm|cận âm]] hoạt động trên [[tàu sân bay]] được đưa ra hoạt động trong [[Hải quân Hoa Kỳ]] để thay thế cho chiếc [[A-4 Skyhawk]], thiết kế dựa trên kiểu [[máy bay tiêm kích]] [[máy bay tốc độ siêu âmthanh|siêu âmthanh]] [[F-8 Crusader]] khá thành công do Chance Vought sản xuất. A-7 là một trong những máy bay chiến đấu đầu tiên được trang bị [[hệ thống hiển thị thông tin trước mặt]] (HUD), [[hệ thống dẫn đường quán tính]] (INS) kết hợp doppler, và một [[động cơ turbo quạt ép]]. Nó được Hải quân Mỹ đưa ra hoạt động đầu tiên trong [[Chiến tranh Việt Nam]], rồi được [[Không quân Hoa Kỳ]] dùng để thay thế những chiếc [[A-1 Skyraider]] đang mượn của Hải quân cũng như trong [[Không lực Vệ binh Quốc gia Hoa Kỳ]]. Nó cũng được xuất khẩu sang [[Hy Lạp]] trong [[thập niên 1970]], [[Bồ Đào Nha]] và [[Thái Lan]] trong [[thập niên 1980]].
== Thiết kế và phát triển ==
[[Tập tin:A-7D Corsair II USAF.jpg|nhỏ|phải|Chiếc Ling-Temco-Vought A-7D-5-CV Corsair II số hiệu 69-6212 thuộc Phi đội Tiêm kích 355, Phi đoàn Tiêm kích Chiến thuật 354, cất cánh từ [[căn cứ không quân Howard]], [[Panamá|Panama]] trong một đợt bố trí năm 1977 từ [[căn cứ không quân Myrtle Beach]], [[Nam Carolina]]]]
Năm [[Hàng không năm 1962|1962]], [[Hải quân Hoa Kỳ]] bắt đầu các công việc sơ khởi trên chiếc '''VAX''' (Máy bay Tấn công Thử nghiệm), một kiểu thay thế cho chiếc [[A-4 Skyhawk]] với tầm bay xa hơn và tải trọng chiến đấu lớn hơn. Có sự nhấn mạnh đặc biệt đến khả năng mang vũ khí chính xác nhằm giảm thiểu chi phí cho mỗi mục tiêu. Các yêu cầu được gút lại vào năm [[Hàng không năm 1963|1963]] và đến năm [[Hàng không năm 1964|1964]], Hải quân công bố việc mở thầu kiểu máy bay '''VAL''' (Máy bay Tấn công Hạng nhẹ). Tương phản với triết ký của Không quân vốn chỉ sở hữu những chiếc [[máy bay cường kích|máy bay tiêm kích-ném bom]] siêu âmthanh như là [[F-105 Thunderchief]] và [[F-100 Super Sabre]], Hải quân cảm thấy các thiết kế cận âm có thể mang tải trọng chiến đấu lớn nhất với tầm bay xa nhất. Một câu chuyện minh họa rằng "con vịt to chậm chạp" có thể bay gần nhanh bằng một chiếc máy bay siêu âmthanh, vì nó phải mang hằng tá bom miểng cũng làm nó bị giới hạn về tốc độ, còn một máy bay bay nhanh với cánh nhỏ và một động cơ có đốt sau sẽ đốt cháy một lượng lớn nhiên liệu. Để giảm thiểu chi phí, mọi đề nghị đều dựa trên những thiết kế có sẵn. [[Vought]], [[Douglas Aircraft Company|Douglas Aircraft]], [[Grumman Aircraft Engineering Corporation|Grumman]], và [[North American Aviation]] đã có câu trả lời. Đề nghị của Vought dựa trên kiểu máy bay tiêm kích khá thành công [[F-8 Crusader]], có một cấu hình gần như tương tự, nhưng có một mũi ngắn và bầu tròn hơn. Nó được chọn là kiểu chiến thắng vào ngày [[11 tháng 2]] năm [[Hàng không năm 1964|1964]], và đến ngày [[19 tháng 3]] công ty nhận được hợp đồng cho đợt đầu tiên của kiểu máy bay này, đặt tên là '''A-7'''. Năm [[Hàng không năm 1965|1965]] chiếc máy bay nhận được tên thông dụng là '''Corsair II''', được đặt theo kiểu máy bay tiêm kích thời [[Chiến tranh thế giới thứ hai|Thế Chiến II]] đã thành công rất lớn của Vought là [[F4U Corsair]].
 
So sánh với chiếc máy bay tiêm kích [[F-8 Crusader]], chiếc A-7 có khung thân ngắn và rộng hơn. Cánh được chế tạo lớn hơn, và đặc điểm [[cánh có góc tới thay đổi]] độc đáo của chiếc F-8 bị loại bỏ. Để đạt được tầm bay xa, A-7 được trang bị một động cơ [[turbo quạt ép]] [[Pratt & Whitney TF30]]-P-6 tạo ra lực đẩy 11.345 lbf (50,5 kN), cùng một kiểu động cơ đổi mới được sản xuất cho chiếc [[General Dynamics F-111|F-111]], nhưng không có đốt sau vốn cần cho tốc độ siêu âmthanh. Động cơ turbo quạt ép đạt được hiệu quả cao hơn nhờ đẩy một khối lượng khí lớn hơn ở một tốc độ chậm hơn.
[[Tập tin:A-7B Corsair II VA-305.jpg|nhỏ|phải|Một chiếc máy bay A-7B Corsair II thuộc Phi Đội Cường kích VA-305 Không lực Trừ bị Hải quân Hoa Kỳ]]
Chiếc máy bay được trang bị radar [[AN/APQ-116]] được tích hợp vào hệ thống dẫn đường kỹ thuật số ILAAS. Radar cũng được nạp vào một máy tính kỹ thuật số kiểm soát vũ khí để có thể ném bom chính xác từ khoảng cách xa, cải thiện đáng kể độ sống còn khi so sánh với các nền tảng khác nhanh hơn như [[F-4 Phantom II]]. Nó là máy bay Hoa Kỳ đầu tiên được trang bị [[hệ thống hiển thị thông tin trước mặt]] hiện đại, đến nay đã là thiết bị tiêu chuẩn, vốn hiển thị các thông tin như góc bổ nhào, tốc độ, độ cao, tiêu điểm ngắm. Hệ thống dẫn đường tích hợp còn cho phép một đổi mới khác, hệ thống hiển thị bản đồ chiếu (PMDS), trình bày chính xác vị trí của máy bay trên hai bản đồ thang độ khác nhau.
Dòng 132:
[[Tập tin:A-7f-71-344.jpg|nhỏ|phải|Chiếc nguyên mẫu YA-7F (trước đây là chiếc A-7D số hiệu 71-0344) cất cánh từ [[Căn cứ Không quân Edwards]], [[California]], [[tháng mười một|tháng 11]] năm [[Hàng không năm 1989|1989]].]]
;YA-7F (A-7D Plus / A-7 Strikefighter)
:Vào năm [[Hàng không năm 1985|1985]], Không quân Hoa Kỳ mở thầu về một kiểu máy bay cường kích tốc độ cao do mối lo ngại rằng chiếc máy bay cường kích [[A-10 Thunderbolt|A-10 Thunderbolt II]] quá chậm để can thiệp kịp thời. Thiết kế yêu cầu dùng một kiểu động cơ mới, có thể kiểu [[Pratt & Whitney F100]] hay [[General Electric F110]]. Ling-Temco-Vought đáp ứng bằng một phiên bản siêu âmthanh của chiếc A-7 trang bị một động cơ Pratt & Whitney F100-PW-220 có lực đẩy 26.000 lbf (116 kN). Để gắn được kiểu động cơ mới, thân máy bay được kéo dài thêm khoảng 1,22 m (4 ft), trong đó phần thân trước thêm 76 cm (30 in) và phần thân sau thêm 46 cm (18 in). Cánh được gia cố và tăng cường thêm các cánh nắp, mép trước cánh kéo dài và cánh tà cơ động tự động. Chiều cao của [[cánh đuôi đứng]] được tăng thêm khoảng 25 cm (10 in). Điều thú vị nhưng không lấy làm ngạc nhiêm lắm, kết quả sau khi cải biến là một chiếc máy bay có hình dạng tương tự chiếc [[F-8 Crusader]], vốn là nguồn gốc của thiết kế chiếc A-7. Có hai chiếc A-7D được cải biến, chiếc nguyên mẫu thứ nhất bay chuyến bay đầu tiên vào ngày [[29 tháng 11]] năm [[Hàng không năm 1989|1989]] và đã vượt [[bức tường âm thanh]] trong chuyến bay thứ hai. Chiếc nguyên mẫu thứ hai cất cánh vào ngày [[3 tháng 4]] năm [[Hàng không năm 1990|1990]]. Dự án bị hủy bỏ do chiếc [[F-16 Fighting Falcon]] được chọn trong gói thầu này.
;A-7G
:Phiên bản đề nghị dành cho [[Thụy Sĩ]], không được chế tạo.