Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phong trào Cơ Đốc giáo phi hệ phái”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TCN (thảo luận | đóng góp)
TCN (thảo luận | đóng góp)
Dòng 13:
Kể từ cuối [[thập niên 1950]], con số các giáo đoàn liên phái thuộc [[Phong trào Tin Lành]] gia tăng theo cấp số nhân. Nhiều sử gia giải thích hiện tượng này là do tình trạng bùng nổ dân số sau chiến tranh cùng lúc với mức sống được nâng cao tại Hoa Kỳ, cũng như thái độ e dè của người dân đối với các định chế quyền lực xuất hiện trong nền [[văn hóa Mỹ]] sau khi xảy ra [[vụ Watergate]] và các vụ tai tiếng khác.
 
Tuy nhiên, đối với nhiều người, nguyên nhân chính của sự phát triển này là sự gia tăng tình cảm tôn giáo dành cho [[Cuộc đời Chúa Giê-xu theo Tân Ước|Chúa Giê-xu]]. Họ tin rằng quyết định gia nhập một giáo phái không chỉ làm xao lãng sự tập trung của họ vào Chúa Cơ Đốc mà còn có thể bị lôi cuốn vào một số nguyên tắc giáo phái, là những điều có thể gây tổn hại cho tinh thần hiệp nhất trong Chúa Cơ Đốc. Họ thích tự nhận mình là [[Cơ Đốc nhân]] (nghĩa là người thuộc về Chúa Cơ Đốc), với ngụ ý tâm điểm đời sống đức tin của họ là Chúa Giê-xu Cơ Đốc chứ không phải là giáo hội hoặc giáo phái.
 
Số lượng thuộc viên của các hội thánh liên phái có thể từ một vài người đến những [[đại giáo đoàn]] qui tụ từ 1.500 thuộc viên trở lên.
 
==Đặc điểm chung==
Dù lập nền trên nguyên tắc tự trị và hoạt động độc lập, có thể dễ dàng tìm thấy những điểm tương đồng giữa hầu hết các hội thánh liên phái.