Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đômen từ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 13:
==Kỹ thuật quan sát đômen và vách đômen==
* '''Phương pháp cổ điển''': được thực hiện từ đầu [[thế kỷ 20]] bằng cách sử dụng các [[dung dịch]] [[huyền phù]] của các hạt ôxi [[sắt]] và quan sát dưới [[kính hiển vi quang học]]. Mẫu quan sát được mài bóng, xử lý bề mặt sau đó tẩm thực bởi các dung dịch huyền phù, các hạt nano [[ôxit]] [[sắt]] có từ tính nên bị hút và bám xung quanh các đômen tạo nên hình ảnh các đômen từ dưới kính hiển vi. Phương pháp này còn được gọi là phương pháp Bitter hay phương pháp nhủ tương ảnh. Nó không cho độ phân giải cao và không cho hình ảnh tương phản giữa các đômen cũng như không xác định được sự định hướng của các mômen từ trong các đômen từ. Phương pháp này hiện nay hầu như không được sử dụng.
* '''Sử dụng kính hiển vi điện tử truyền qua''': Khi dùng một chùm điện tử có năng lượng cao chiếu xuyên qua mẫu có từ tính, điện tử sẽ bị lệch quỹ đạo và tạo ra hình ảnh các đômen từ, các vách đômen, đó là kỹ thuật [[kính hiển vi điện tử truyền quaLorentz]] Lorentz, là một phương pháp phổ biến nhất hiện nay trong kỹ thuật phân tích cấu trúc đômen, với khả năng cho độ phân giải cao, dễ thực hiện và thu được nhiều thông số cần thiết. Kỹ thuật hiển vi Lorentz có 2 chế độ chính:
**'''Chế độ Fresnel''': Cho hình ảnh tương phản giữa các vách đômen là các đường có độ tương phản khác nhau.
**'''Chế độ DPC, Foucault''': DPC là chữ viết tắt của Differential Phase Contrast (Tương phản pha vi phân), là chế độ cho hình ảnh tương phản giữa các đômen. Các đômen khác nhau, sẽ có độ tương phản tương ứng với chiều của mômen từ trong các đômen. DPC là chế độ chỉ thực hiện được ở các [[STEM]].