Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đảo san hô”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Viết thêm với nguồn mới (vì bài t.A không có nguồn)
Dòng 6:
Trong tình huống thứ nhất ("trồi lên"), hoạt động kiến tạo của vỏ trái đất đã nâng một phần hoặc toàn bộ rạn san hô lên trên mặt biển và khiến nó trở thành một thực thể bằng phẳng và thấp vượt khỏi mặt nước. Đảo san hô hình thành theo cách này thường có nhiều vách đá; bề mặt thì lỗ rỗ và bị phong hoá ([[karst]]). Tuy nhiên, nhiều khi người ta gọi những thực thể này là [[đảo san hô vòng]], tuy rằng [[phá]] nước chỉ còn rất nông và có khi khô cạn hẳn.<ref name="britannica" />
 
Trong tình huống còn lại ("bồi thêm"), [[bão]] và [[sóng biển]] phá vỡ các rạn san hô, làm tung ra vụn đá rồi số vật chất này lại trộn lẫn với các đá vụn san hô mịn hơn. Sức mạnh của các cơn bão thỉnh thoảng có thể tạo nên các [[bãi cạn]] với đá san hô nằm bên trên chỉ trong một lần. Các vật chất khác cứ thế bồi thêm lên nhờ các dòng chảy và sóng. Sau đó, bãi cát dần hình thành vòng quanh bãi cạn; gió giúp bốc tung những vật chất mịn và nhẹ lên, tạo thành những đụn cát. Nước mưa và canxi cácbônát trong đám vật chất này cùng nhau trải qua các phản ứng hoá học rồi dần dà đám vật chất kết dính lại với nhau. Kế tiếp, động thực vật cùng nhau phát triển trên vùng đất mới này nhưng chúng cũng đồng thời giúp giữ gìn và mở rộng thêm đất đai cho đảo.<ref name="britannica" />
 
==Phân bố==