Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sông Thương”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n Thêm thể loại
Dòng 90:
Sông Thương có một chi lưu lớn là [[sông Sỏi]] chảy từ huyện [[Yên Thế]] (Bắc Giang). Chúng hợp lưu tại nơi tiếp giáp của ba huyện: Yên Thế, Tân Yên và Lạng Giang. Đến gần thành phố Bắc Giang, có thêm một dòng sông đào đổ nước vào sông Thương, nước sông Thương vốn trong xanh nay có dòng nước đục thêm vào thành ra sông có hai dòng chảy song song, một bên trong, một bên đục. Hiện tượng này có thể nhìn thấy được tới thành phố Bắc Giang.
 
Sông Thương có chiều dài 157  km, diện tích lưu vực: 6.640  km². Giá trị vận tải được trên 64  km, từ Phả Lại, tỉnh Hải Dương đến [[thị trấn Bố Hạ]], huyện [[Yên Thế]], tỉnh [[Bắc Giang]].
 
Các loại tàu thuyền có tải trọng 200-250 tấn, xà lan 250-300 tấn tham gia vận tải đường sông từ Phả Lại-Bến Tuần (huyện [[Lạng Giang]], tỉnh Bắc Giang dài 49  km), từ Bến Tuần - Bố Hạ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang các loại thuyền nhỏ có tải trọng từ 50-70 tấn tham gia vận tải được trong 2 mùa (đoạn Bến Tuần - Bố Hạ dòng sông hẹp có nhiều bãi bồi).
 
Thời [[phong kiến]] khi quan, quân lên trấn ải biên thùy Lạng Sơn thì gia quyến của họ được phép tiễn đưa đến con sông này, người đi xa, kẻ ở lại chia tay nhau ở đây thật là thương cảm lên từ đó người con sông nay được gọi là Sông Thương.
Dòng 100:
*'''Sông Thương''' được nhắc đến nhiều trong văn học và các ca khúc âm nhạc. Như trong ca khúc tiền chiến "''Con thuyền không bến''" của [[Đặng Thế Phong]]:
:...''Lướt theo chiều gió, một con thuyền,''
:''Theo trăng trong, trôi trên sông Thương,''
:''nước chảy đôi dòng, biết đâu bờ bến''
:''Thuyền ơi thuyền trôi nơi đâu''
:''Trên con sông Thương, nào ai biết nông sâu?''
:''Nhớ khi chiều sương, cùng ai trắc ẩn tấm lòng.''
:''Biết bao buồn thương, thuyền mơ buồn trôi xuôi dòng...''
*Hay trong "''[[Trường ca Con đường cái quan]]''" của [[Phạm Duy]]:
:''Sông Thương ơi nước chẩy đôi ba dòng''
:''Anh về Hà Nội một lòng, lòng yêu em''
:''Sông Thương ơi nước đục người đen''
:''Anh về thành phố không quên cô mình''...
*Lấy ý từ câu ca dao :
:''Sông Thương nước chảy đôi dòng.''
:''Bên trong bên đục em trông bên nào?''
*Theo sự nhận xét của nhà văn Toan Ánh thì chuyện "Sông Thương nước chảy đôi dòng" là có thật!
:''Đó chẳng qua là hiện tượng nhập giang của con ngòi (Đa Mai) chảy từ cánh đồng chiêm làng Đa Mai (Mỹ Độ) nối kết với dòng sông Thương (nước của cánh đồng chiêm thì đục đầy phù sa, gặp nước sông Thương trong xanh, hai dòng nước không hòa lẫn với nhau ở một đoạn khá dài (khoảng 100 thước). Hiện tượng này, ngày nay không còn nữa và sự phân ly của người xưa đã hết, nhưng con sông Thương đã chảy vào lòng người những tâm tình tràn ngập phù sa thương nhớ''<ref>[http://www.skydoor.net/entry/Khai_quat_dia_li_lich_su_van_hoa_Bac_Giang_tiep_theo/490 Khái quát địa lí, lịch sử, văn hóa Bắc Giang (tiếp theo)]</ref>.
*Vị trí của '''Sông Thương''' ở giữa hai ''[[Sông Cầu]]'' và ''[[Sông Lục]]'':
Dòng 131:
[[Thể loại:Sông tại Hải Dương|Thương]]
[[Thể loại:Sông tại Bắc Giang|Thương]]
[[Thể loại:Hệ thống sông Thái Bình]]