Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Maria Montessori”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Itolemma (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Itolemma (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 3:
==Phương pháp giáo dục==
{{chính|Phương pháp Giáo dục Montessori}}
 
Montessori chia sự phát triển của con người ra làm bốn giai đoạn, từ lúc mới sinh đến 6 tuổi, từ 6 -12 tuổi, từ 12-18 tuổi và từ 18-24 tuổi. Mỗi giai đoạn có những đặc trưng không giống nhau và tương ứng là các phương pháp tiếp cận [[giáo dục]] khác nhau cho từng giai đoạn
 
<big>'''Giai đoạn đầu tiên'''</big>
 
Là giai đoạn sau sinh đến khi trẻ được khoảng 6 tuổi. Theo sự quan sát của Montessori, trong suốt giai đoạn này trẻ trải qua quá trình phát triển [[tâm sinh lý]] không ngừng và nổi bật nhất. Trẻ là những cá nhân [[học tập]] và khám phá thế giới xung quanh rất tinh tế bằng các [[giác quan]] nhạy bén của mình, từ đó hình thành nên tính độc lập và tự xây dựng mang nét riêng của từng cá nhân. Montessori đã nêu ra một số khái niệm để giải thích quá trình ‘làm việc’ này của trẻ, bao gồm khái niệm về [[''trí tuệ tiếp thu, các thời kỳ nhạy cảm và sự bình thường hoá.'']]
 
'''Trí tuệ thấm hút:''' Montessori mô tả hành vi của trẻ nhỏ nỗ lực không ngừng nghỉ học hỏi thông qua các kích thích từ môi trường xung quanh – các [[giác quan]], [[ngôn ngữ]], [[văn hóa]], và hình thành khái niệm với thuật ngữ ‘trí tuệ thấm hút’. Tiến sĩ Montessori thấy rằng giai đoạn phát triển quan trọng nhất của trẻ nằm ở sáu năm đầu đời – thời điểm trẻ sở hữu trong mình ‘Trí Tuệ Thấm Hút’. Nói cách khác, trẻ tiếp thu [[thế giới]] xung quanh giống như miếng bọt biển thấm hút nước vậy. Do đó, mục tiêu [[giáo dục]] trong thời kỳ này là trau dồi, tu dưỡng khát khao học hỏi và tiếp thu một cách tự nhiên của trẻ.Bà cũng cho rằng đây là khả năng duy nhất, đặc biệt trong giai đoạn đầu đời của trẻ và nó phai nhạt dần sau khi trẻ được 6 tuổi.
 
'''Thời kỳ nhạy cảm:''' Montessori cũng quan sát các giai đoạn nhạy cảm đặc biệt của trẻ trước những kích thích từ [[môi trường]] xung quanh. Bà gọi đó là ‘Thời kỳ nhạy cảm’. Môi trường lớp học Montessori (các học cụ và hoạt động) được thiết kế và sắp xếp phù hợp với từng giai đoạn nhạy cảm mà trẻ bộc lộ. Montessori đã chỉ ra các giai đoạn nhạy cảm đó, bao gồm:
 
* Việc [[học tập]], lĩnh hội [[ngôn ngữ]] - từ lúc mới chào đời đến khi trẻ được khoảng [[6 tuổi]]
* Tính trật tự - giai đoạn trẻ từ 1-3 tuổi
* Sự gọt giũa tinh tế của [[các giác quan]] – từ lúc mới sinh đến 3 tuổi
* Sự đam mê với các đồ vật nhỏ - khi trẻ được 18 tháng đến 3 tuổi
* Sự phát triển của các hành vi xã hội – khi trẻ được 2,5 – 4 tuổi
 
'''Sự bình thường hoá:''' Khái niệm này xuất phát từ yếu tố tập trung vào hoạt động đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ. Điểm nổi bật của nó là khả năng tập trung cũng như ‘các nguyên tắc không gây gò bó hay ép buộc theo khuôn khổ, trẻ cảm thấy hạnh phúc khi được làm việc, biết cảm thông và tham gia giúp đỡ những người khác’.
 
<big>'''Giai đoạn thứ hai (trẻ từ 6-12 tuổi)'''</big>
 
Trong giai đoạn này, Montessori quan sát sự thay đổi về tâm sinh lý của trẻ, từ đó thiết kế [[môi trường]] [[học tập]], kế hoạch bài giảng, [[học cụ]] phù hợp với những tích cách mới đặc trưng ở trẻ. Về mặt sinh lý, Bà quan sát được quá trình thay răng ở trẻ và sự phát triển chiều cao của cơ thể trẻ. Về mặt [[tâm lý]], Montessori nhận thấy có sự xuất hiện của ‘khuynh hướng tập thể - "herd instinct" – nghĩa là trẻ có xu hướng làm việc và [[giao tiếp]] theo nhóm; ngoài ra trẻ sở hữu trong mình trí tưởng tượng và biện giải vô cùng phong phú. Qua những gì quan sát được, Montessori cho rằng quá trình ‘làm việc’ và [[phát triển]] của trẻ trong giai đoạn thứ hai này sẽ giúp chúng hình thành nên tính tự lập, khôn khéo, có tính tổ chức [[xã hội]] và dễ dàng tiếp thu các bài học [[đạo đức]].
 
<big>'''Giai đoạn thứ 3 – giai đoạn thiếu niên (trẻ từ 12-18 tuổi)'''</big>
 
Montessori quan sát thấy đây là giai đoạn trẻ có nhiều thay đổi về sinh lý rất quan trọng – nói cụ thể hơn là trẻ trải qua giai đoạn dậy thì trong thời kỳ này. [[Tâm lý]] của trẻ thường không ổn định và chúng gặp nhiều vấn đề về khả năng tập trung cũng như sáng tạo. Thay vào đó, ở trẻ hình thành tính ‘phán xét và coi trọng phẩm hạnh cá nhân’. Montessori sử dụng thuật ngữ ‘bình ổn – valorization’ để mô tả điều này. Bà cho rằng giai đoạn thứ ba đánh dấu việc hình thành và phát triển của một người lớn trưởng thành ở trẻ.
 
<big>'''Giai đoạn thứ tư (trẻ từ 18-24 tuổi)'''</big>
 
Montessori không tập trung nghiên cứu nhiều về giai đoạn này. Bà cho rằng những gì được đào tạo trong những giai đoạn đầu là tiền đề để trẻ phát huy khi tiếp xúc với cấp độ học [[văn hóa]] và [[khoa học]] cao hơn về sau này, từ đó có những ảnh hưởng và đóng góp nhất định cho [[xã hội]]. Montessori nhận thấy giai đoạn này trẻ có thể làm việc kiếm tiền và độc lập về tài chính. Việc hạn chế số năm học [[đại học]] cũng không cần thiết vì theo bà, học tập có thể theo đuổi con người suốt cuộc đời.
==Sách của bà==
Tại Việt Nam đã xuất bản nhiều sách giáo dục của bà.
 
==Chú thích==
<references>