Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nam Tề Cao Đế”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 36:
== Bối cảnh ==
Tiêu Đạo Thành sinh năm 427. Gia tộc của ông tuyên bố họ là hậu duệ của [[thừa tướng]] [[Tiêu Hà]] của [[nhà Hán|triều Hán]], và nếu đó là sự thật, Tiêu Đạo Thành là hậu duệ đời thứ 24 của Tiêu Hà. Dưới thời hai triều [[nhà Tấn|Tấn]] và [[Lưu Tống]], các tổ tiên của Tiêu Đạo Thành là các quan cấp thấp. Phụ thân ông là [[Tiêu Thừa Chi]] (蕭承之), là một tướng trong thời gian trị vì của [[Lưu Tống Văn Đế]], và vì có đóng góp trong các [[Chiến tranh Lưu Tống-Bắc Ngụy|chiến dịch chống lại]] triều [[Bắc Ngụy]] kình địch nên Tiêu Thừa Chi được phong làm "Tấn Hưng huyện ngũ đẳng nam" (晉興縣五等男), tức [[nam tước]]. Bản thân Tiêu Đạo Thành vào năm 12 tuổi đã học tập [[điển tịch]] tại học đường do Văn Đế thành lập và kinh học gia [[Lôi Thứ Tông]] (雷次宗) đứng đầu song đến năm 15 ông đã phục vụ trong quân binh. Ông tiếp tục là một quan quân dưới thời trị vì của Văn Đế và [[Lưu Tống Hiếu Vũ Đế|Hiếu Vũ Đế]] (con trai của Văn Đế).
 
== Dưới thời Minh Đế ==
Con trai của Hiếu Vũ Đế là [[Lưu Tống Tiền Phế Đế|Tiền Phế Đế]] bị ám sát vào năm 465, sau đó đã diễn ra cuộc chiến tranh giành quyền kế vị giữa [[Lưu Tống Minh Đế]] (em trai của Hiếu Vũ Đế) và [[Lưu Tử Huân]] (con trai của Hiếu Vũ Đế). Khi đó, Tiêu Đạo Thành đang là một tướng quân và ông trung thành với Minh Đế. Tiêu Đạo Thành tham gia vào chiến dịch chống lại đội quân của Tầm Dương vương Lưu Tử Phòng (劉子房, em trai của Lưu Tử Huân)-thái thú quận Hội Kê (會稽, nay gần tương ứng với [[Thiệu Hưng]], [[Chiết Giang]]), và sau đó ông đã đánh bại đội quân do [[Tiết An Đô]] (薛安都)-thứ sử Từ Châu (徐州, nay là bắc bộ [[Giang Tô]] và bắc bộ [[An Huy]]) cử tiến về phía nam. Vì những đóng góp này, Minh Đế đã ban tước hầu cho Tiêu Đạo Thành và phong cho ông làm quyền thứ sử của Nam Từ Châu (南徐州, nay là phía tây trung bộ Giang Tô). Sau đó, Tiêu Đạo Thành trở thành thứ sử của Nam Duyện Châu (南兗州, nay là phía đông trung bộ Giang Tô), trấn thủ trọng thành Hoài Âm (淮陰, nay thuộc [[Hoài An]], [[Giang Tô]]). Theo sử sách thì trong thời gian trấn thủ, ông bắt đầu tuyển mộ một nhóm gồm những thuộc hạ có tài.
 
Trong thời gian Minh Đế trị vì, có các tin đồn về việc Tiêu Đạo Thành có các nét bất thường trên khuôn mặt và chúng là điềm báo về việc ông sẽ trở thành hoàng đế. Minh Đế đã ra tay sát hại hầu hết các huynh đệ và một số đại thần cấp cao vì lo sợ họ sẽ không còn trung thành với Thái tử [[Lưu Tống Hậu Phế Đế|Lưu Dục]] sau khi ông ta qua đời. Đến năm 471, Minh Đế trở nên nghi ngờ Tiêu Đạo Thành, đặc biệt là vì có những tin đồn về việc Tiêu Đạo Thành đã bí mật liên lạc với Bắc Ngụy. Minh Đế đã cử tướng [[Ngô Hỉ]] (吳喜), một bằng hữu của Tiêu Đạo Thành, mang một bình rượu đã được niêm phong đến Hoài Âm để đưa cho Tiêu. Tiêu trở nên lo sợ vì nghĩ rằng trong rượu có độc và đã chuẩn bị chạy trốn sang Bắc Ngụy. Tuy nhiên, Ngô Hỉ đã bí mật nói với Tiêu rằng rượu không có độc và còn tự mình uống trước một ít, sau đó Tiêu Đạo Thành đã dám uống bình rượu này. Khi Ngô Hỉ trở về kinh thành [[Kiến Khang]], ông ta đảm bảo với Minh Đế rằng Tiêu là người trung thành, song đến khi Minh Đế biết việc Ngô đã bí mật thông tin cho Tiêu, Minh Đế đã buộc Ngô Hỉ phải tự sát, song đã không có bất kỳ hành động nào nhằm chống lại Tiêu. Ngay sau đó, Minh Đế triệu hồi Tiêu về Kiến Khang. Những người theo Tiêu Đạo Thành phần lớn nghi ngờ rằng Minh Đế sẽ sát hại ông và đề xuất ông chống lại, song Tiêu tin rằng Minh Đế sẽ không làm như vậy nên vẫn về Kiến Khang, tại đây ông trở thành một tướng chỉ huy các cận binh của Thái tử Lưu Dục. (Trong bí mật, Tiêu đã kể với những người theo mình rằng ông tin Lưu Tống sẽ không còn tồn tại lâu hơn nữa, và rằng ông cần sự giúp đỡ của họ để có cơ hội.) Khi Minh Đế lâm trọng bệnh vào năm 472, theo khuyến nghị của vị quan cấp cao [[Trữ Uyên]] (褚淵), cùng với [[Viên Xán]] (袁粲), là hai người được Minh Đế giao phó giúp sức cho Thái tử), cũng là một bằng hữu của Tiêu, Tiêu đã trở thành một tướng chỉ huy binh lính trấn thủ kinh thành. Minh Đế qua đời ngay sau đó, và Thái tử Dục lên ngôi kế vị, tức Hậu Phế Đế.