Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trịnh Hoài Đức”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n thêm thông tin
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n dọn dẹp
Dòng 1:
[[Hình:Trinh Hoai Duc.JPG|nhỏ|200px|Tượng Trịnh Hoài Đức trong [[Văn miếu Trấn Biên]] ([[Biên Hòa]], [[Đồng Nai]])]]
'''Trịnh Hoài Đức''' ([[chữ Hán]]: 鄭懷德; [[1765]] - [[1825]]), còn có tên là An, tự '''Chỉ Sơn''', hiệu '''Cấn Trai'''; là một công thần của triều [[Nguyễn]], là một [[nhà thơ]], nhà văn và là một sử gia nổi tiếng của [[Việt Nam]] trong [[thế kỷ 18]]. Sinh thời, ông từng được vua [[nhà Nguyễn]] ban tước ''An Toàn hầu'' <ref> [[Trần Văn Giáp]], ''Tìm hiểu kho sách Hán Nôm'', Nxb Khoa học xã hội, 2003, tr. 1033.</Refref>.
Đặc biệt, quyển ''[[Gia Định thành thông chí]]'' của ông cho đến nay vẫn được xem là một trong những sử liệu quan trọng nhất cho các nhà nghiên cứu [[sử học]] và [[địa lý]] của miền Nam [[Việt Nam]].
Dòng 7:
Tổ tiên ông vốn là người tỉnh [[Phúc Kiến]] ([[Trung Quốc]]), sang [[Đàng Trong]] (thuộc [[Việt Nam]] ngày nay) thời chúa [[Nguyễn Phúc Tần]] <ref name="TVT">Theo GS. Trịnh Vân Thanh, tr. 1393.</ref>; trước ngụ ở [[Phú Xuân]] ([[Huế]]), sau vào ở Trấn Biên (vùng [[Biên Hòa]] ngày nay).
 
Cha ông tên là Khánh, vốn dòng dõi khoa hoạn, được chúa [[Nguyễn Phúc Khoát]] thu dụng, cho làm An Dương Cai thủ, rồi làm Chấp canh tam trường Cai đội <ref name="TVT">< /ref>.
 
Năm lên 10, cha mất, Trịnh Hoài Đức theo mẹ vào sống ở [[Gia Định]], theo học với thầy [[Võ Trường Toản]] tại Hòa Hưng (nay thuộc [[quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh]]). Trong số bạn học của ông lúc bấy giờ, có [[Ngô Tùng Châu]] và [[Lê Quang Định]], về sau cũng đều là công thần của nhà Nguyễn.
 
Khi quân [[Nhà Tây Sơn|Tây Sơn]] vào Nam, ông chạy sang [[Chân Lạp]] ([[Campuchia]] ngày nay) <ref> Theo Triêu Dương, tr. 1823 </ref>.
 
Năm [[Mậu Thân]] ([[1788]]), sau khi đánh lấy được Gia Định, chúa [[Nguyễn Phúc Ánh]] cho mở khoa thi để chọn người giúp việc. Trịnh Hoài Đức đỗ khoa ấy, được bổ làm Hàn lâm chế cáo. Đến năm sau ([[1789]]), ông được bổ làm Tri huyện ở Tân Bình <ref name="TVT">< /ref>, rồi được kiêm làm Điền toán trông coi việc khai khẩn đất đai ở Gia Định. Sách ''Quốc triều sử toát yếu'' chép:
:''"Năm [[Kỷ Dậu]] ([[1789]]), [[tháng 6]], ...mới đặt quan Điền toán (coi về sự cày cấy làm ruộng), cho bọn Hàn lâm chế cáo là [[Trịnh Hoài Đức]], [[Lê Quang Định]], [[Ngô Tùng Châu]], Hoàng Minh Khánh, cả thảy 12 người kiêm việc này''...<ref> [[Quốc sử quán triều Nguyễn]], ''Quốc triều sử toát yếu'', phần "Chính biên", Nxb Văn học, 2002, tr. 43.</ref>.
 
[[Tháng 3]] năm [[Quý Sửu]] ([[1793]]), ông lãnh chức Đông Cung Thị Giảng. [[Tháng 11]] năm đó, ông được cử theo Đông Cung Cảnh ([[Nguyễn Phúc Cảnh]]) ra giữ [[thành Diên Khánh]] .
Dòng 20:
Năm sau ([[Giáp Dần]], [[1794]]), ông được thăng làm ký lục dinh Trấn Dinh, rồi được bổ làm Hộ bộ Hữu Tham tri.
 
Năm [[Tân Dậu]] ([[1801]]), khi chúa Nguyễn mang quân ra đánh lấy [[Phú Xuân]], Trịnh Hoài Đức lo việc gặt hái ở [[Quảng Nam]] và [[Quảng Ngãi]] để tiếp vận quân lương <ref name="TVT">< /ref>.
 
[[Tháng 5]] năm [[Nhâm Tuất]] ([[1802]]) chúa Nguyễn lên ngôi ở Phú Xuân, lấy niên hiệu là [[Gia Long]]. Sau đó, ông được phong làm [[Thượng thư]] [[bộ Hộ]], đồng thời sung làm Chánh sứ sang [[Nhà Thanh|Thanh]] (Trung Quốc). Cùng đi với ông hai Phó sứ là Hữu Tham tri [[bộ Binh]] [[Ngô Nhân Tịnh]] (hay Tĩnh) và Hữu Tham tri [[bộ Hình]] [[Hoàng Ngọc Uẩn]] <ref>''Quốc triều sử toát yếu'', tr. 72.</ref>.
Dòng 34:
Năm [[1823]], thấy mình già yếu, ông dâng sớ xin từ quan. Vua [[Minh Mạng]] sai đại thần [[Phạm Đăng Hưng]] đến thăm và lưu ở lại, ông đành phải xin về nghỉ dưỡng 3 tháng. Mãn hạn nghỉ phép, ông trở ra [[Huế]], nhà vua ban cho ông 2.000 quan tiền và vật liệu để ông làm nhà ở phía cửa Đông ngoài thành.
 
[[Tháng 2]] năm [[Tân Tỵ]] ([[1825]]), Trịnh Hoài Đức mất vì bịnh tại Huế, thọ 61 tuổi. Vua bãi triều 3 ngày, truy tặng ông là ''Thiếu bảo Cần chánh điện Đại học sĩ'', ban tên thụy là ''Văn Khắc'' <ref> Tháng năm mất, tước vị, tên thụy đều biên theo ''Quốc triều sử toát yếu'', (tr. 166). Có sách chép là "Văn Khác".</ref>, phái Hoàng tử Miên Hoằng đưa linh cửu của ông về Gia Định. Khi linh cửu của ông về tới nơi, Tổng trấn [[Lê Văn Duyệt]] đã đích thân tới phúng điếu và đi đưa tới huyệt tại làng Bình Trúc (hay Trước; nay là tại khu phố III, thuộc phường Trung Dũng, TP. Biên Hòa). <ref>''Gia Định xưa'' (tr. 121) và Trịnh Vân Thanh (tr. 1394).</ref>.
 
Năm [[Tự Đức]] thứ 5 ([[1852]]), bài vị của ông đưa đưa vào trong [[miếu Trung Hưng Công Thần]]; và đến năm [[1858]], lại được đưa vào thờ trong [[đền Hiền Lương nhà Nguyễn|đền Hiền Lương]] <ref> Trịnh Vân Thanh, tr. 1394.</ref>.
 
Ngày [[27 tháng 12]] năm [[1990]], khu lăng mộ của của Trịnh Hoài Đức và người vợ chính (họ Lê) được xếp vào di tích di tích Văn hóa - lịch sử quốc gia<ref>Theo [http://www.svhtt-dongnai.gov.vn/cgi-bin/app.cgi?req={wca=%3Etxtmng,wci=%3Eu_txt,wce=%3Edtl,arg=%3E{iid=%3E%271109232508%27,fld=%3E%270:1093941437:1109142258:1109142311%27,ord=%3E%27fld:%27,tmpl=%3E%271111111111%27,foc=%3E%27-1%27}}].</ref>.
Dòng 57:
*Huỳnh Minh, ''Gia Định xưa'', Nxb Thanh Niên in lại năm 2001.
*Triêu Dương, mục từ “Trịnh Hoài Đức” trong ''Từ điển văn học'' (bộ mới). Nxb Thế giới, 2004.
*Trịnh Vân Thanh, ''Thành ngữ - Điển tích - Danh nhân Từ điển'' (quyển 2). Nxb Hồn Thiêng, Sài Gòn, 1967.
*Bùi Văn Vượng, "Trịnh Hoài Đức và Gia Định thành thông chí", bài viết in trong ''Tổng tập dư địa chí Việt Nam'' (tập 3). Nxb Thanh Niên, 2012.
==Chú thích==
Dòng 63:
 
==Liên kết ngoài==
*[http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=2376%3Atrnh-hoai-c-va-tam-s-nho-thn-triu-nguyn-tren-ng-i-s-trung-quc&catid=121%3Aht-vit-nam-trung-quc-nhng-quan-h-vn-hoa-vn&Itemid=187&lang=vi Trịnh Hoài Đức và tâm sự nho thần triều Nguyễn trên đường đi sứ Trung Quốc]
*[http://hdnd.dongnai.gov.vn/anpham/012/5 Trịnh Hoài Đức - Danh nhân làm rạng danh xứ Đồng Nai]
*[http://www.baocantho.com.vn/vietnam/sangtac/35842/ Trịnh Hoài Đức - Nhà biên khảo hàng đầu về vùng đất Nam Bộ]
{{Gia Định tam gia}}
 
{{Thời gian sống|sinh=1765|mất=1825}}
 
[[Thể loại:Quan nhà Nguyễn]]
[[Thể loại:Người Đồng Nai]]
{{Thời gian sống|sinh=1765|mất=1825}}
[[Thể loại:Người Việt gốc Hoa]]