Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trận chiến biển Philippines”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 83:
[[USS Princeton (CVL-23)|''Princeton'']]). Ngoài 7 thiết giáp hạm và 15 hàng không mẫu hạm nói trên, lực lượng Mỹ còn có 8 [[tuần dương hạm]] hạng nặng, 13 tuần dương hạm hạng nhẹ , 58 [[khu trục hạm]] và 28 [[tàu ngầm]]. Đây là lực lượng lớn gấp đôi Hạm đội cơ động Nhật.
 
Khi được tin báo về cho biết vị trí hạm đội Mỹ, chuẩn đô đốc Sueo Obayashi, người chỉ huy 3 hàng không mẫu hạm của Hạm đội cơ động đã điện báo cho tư lệnh hạm đội đồng thời ra lệnh phóng máy bay lên tấn công. Nhưng ông bỗng nhận được lệnh cảcủa Tư lệnh hạm đội gọi tất cả các máy bay về, đợi tập trung lực lượng sẽ đánh. Thế là người Nhật bỏ mất cơ hội hiếm có tiêu diệt hạm đội Mỹ vì nếu Nhật tấn công khi ấy, người Mỹ sẽ hoàn toàn bất ngờ do họ không cho máy bay đi trinh sát.<ref>Cuộc chiến tranh Thái Bình Dương (1941-1945), sđd, trang 25</ref> Phải đến gần nửa đêm, nhờ [[radar]], đô đốc [[Chester W. Nimitz]] từ bộ chỉ huy [[Hạm đội Thái Bình Dương]] mới gửi thông báo cho Spruance vị trí kì hạm Nhật đang nằm ở khoảng 350 dặm (562 km) về phía tây-tây nam Lực lượng 58.
 
Mitscher nhận ra rằng nếu Lực lượng 58 tiếp tục tiến về phía tây sẽ chạm trán hạm đội Nhật trong một cuộc chiến đấu vào ban đêm. Ông đem vấn đề này ra bàn bạc với Lee, người nắm quyền chỉ huy 7 thiết giáp hạm. Tuy nhiên, Lee không hề thích thú trước việc phải chạm trán với hạm đội Nhật vào ban đêm, mặc dù các thiết giáp hạm của ông vượt trội hơn nhiều hầu hết các thiết giáp hạm của Nhật. Ông cho rằng các [[thủy thủ]] của mình chưa được huấn luyện đầy đủ cho các cuộc chiến đấu như vậy. Sau cuộc thảo luận với Lee, Mitscher đề nghị Spruance tiến về phía tây để tìm kiếm vị trí lý tưởng để mở những cuộc [[không kích]] vào lực lượng Nhật sáng ngày hôm sau.