Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kẹo dừa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n dọn dẹp
Dòng 23:
</gallery>
 
*Sên<ref>là quá trình nấu chín nước cốt để chuyển nước cốt từ lỏng sang cô đặc, khác hoàn toàn với cách làm mứt là sên đường cho dính vào vật cần sên như dâu, táo,.v..v.. còn sên của kẹo dừa là làm cô đặc chính bản thân nước cốt dừa</ref>
Nguyên liệu làm kẹo dừa phải là ''dừa khô'', loại dừa hầu như còn nước dừa bên trong rất ít và hầu như không còn, cơm dừa phải dầy, có ''độ béo'' cao và màu trắng, không lên ''mọng dừa'' hay bị "trăng ăn"<ref>Là hiện tượng thối từ bên trong của trái dừa do nước mưa hoặc vi khuẩn xân nhập vào bên trong trái dừa</ref>. Tiếp theo dùng một dụng cụ lột vỏ dừa, lấy ''cơm dừa'' và cho vào ''máy xay'' nhỏ. Cho tất cả cơm dừa xay nhuyễn vào một cái bao và dùng máy ép lấy nước cốt dừa. Phần nước cốt dừa sau khi ép ra có thể cho thêm nguyên liệu phụ vào như: [[sầu riêng]], [[lá dứa]], [[sôcôla]], [[dâu]] và nhất thiết phải cho mạch nha vào. Tất cả cho vào một cái chảo rồi cho lên bếp, khuấy liên tục đều tay. Ngày xưa, khi làm kẹo dừa, người dân [[Nam Bộ]] phải dùng tay khuấy liên tục bên bếp lửa, nếu không khuấy, phần nước dừa khi sên sẽ đặc lại và "chết"<ref>Hiện tượng chết cứng kẹo khi không được trở đều tay</ref>. Ngày nay, máy móc đã hỗ trợ họ trong khâu này. Họ đỡ mất sức hơn, nhưng phần giữ lửa cho phần ''sên kẹo''
cũng rất công phu, vì lửa lớn:sên kẹo sẽ khó khăn, lửa nhỏ: kẹo sẽ rất lỏng. Khi phần nước cốt cô đặc và chuyển màu, người ta sẽ cho lên giàn khuôn mà khuôn đã được bôi trơn một lớp ''dầu dừa'' để chống dính. Dùng dao cắt ra làm nhiều phần theo kích thước định sẵn. Tại khâu này, người ta có thể phối<ref>Phối hay pha trộn, pha ở đây là pha màu chứ không pha mùi, tuy nhiên người bán và trên bao bì vẫn cứ ghi là mùi</ref> trộn hoặc cho thêm nguyên liệu lần cuối vào để kẹo có nhiều mùi vị khác nhau như : [[đậu phộng]] giã nhuyễn, phối màu xanh là kẹo dừa [[lá dứa]] rồi hòa vào kẹo [[sầu riêng]]. Hay cho thanh kẹo nửa màu trắng, nửa màu đen là kẹo dừa sầu riêng [[sôcôla]], v..v..Đây là hiện tượng giao lưu và tiếp biến văn hóa trong nghệ thuật ẩm thực rất sáng tạo để đáp ứng sở thích của nhiều đối tượng khách hàng, để có thể mở rộng thị trường. Phần cuối cùng là gói kẹo trong một lớp [[bánh tráng]]<ref>bánh tráng dùng trong kẹo dừa là bánh tráng gói bánh, dùng để làm không ướt tay và có tác dụng phụ trợ trong công việc hút ẩm của kẹo dừa</ref> mỏng phía bên ngoài. Bánh tráng này ăn được và có tác dụng rút ẩm cho kẹo. Gói bao bì bằng bánh giấy và cho vào hộp là hoàn tất công đoạn làm kẹo dừa.
Dòng 32:
Các cơ sở sản xuất kẹo dừa đã không ngần ngại đầu tư bạc tỷ để đổi mới công nghệ sản xuất kẹo truyền thống, tạo nên nhiều mẫu mã, kiểu dáng ngày càng hấp dẫn khách hàng. Theo truyền thống sản xuất xưa nay các cơ sở sản xuất kẹo dừa luôn xem trọng ''chất lượng'', chữ ''tín'', không sử dụng ''chất bảo quản'', ''đường hóa học'' và các chất cấm khác nhằm khẳng định thương hiệu của mình. Nhờ vậy kẹo dừa [[Bến Tre]] đã có mặt ở các thị trường trong cả nước và còn xuất khẩu sang nhiều quốc gia [[Châu Á]], [[Châu Âu]] và [[Châu Mỹ]].
==Kẹo dừa trên thế giới==
Không riêng gì [[Việt Nam]], tại [[Trung Quốc]] và [[Thái Lan]] cũng có kẹo dừa. Thế nhưng, theo các nhà kinh tế, kẹo dừa của [[Trung Quốc]] và Thái lan là ''hàng nhái''.<ref name="moi.gov.vn">http://www.moi.gov.vn/News/detail.asp?Sub=4&id=7557</ref>
, quy trình chế biến và hương vị hoàn toàn khác [[Việt Nam]]. Vụ việc tranh chấp bản quyền và thương hiệu kẹo dừa nổi tiếng nhất là sự kiện năm 1998, doanh nghiệp ''Hai Tỏ'' (''Phạm Thị Tỏ'' - [[Bến Tre]]) sang [[Trung Quốc]] kiện một cơ sở sản xuất đã nhái kẹo dừa "Bến Tre" tại đảo [[Hải Nam]] và đã thắng kiện.<ref>http://www. name="moi.gov.vn"/News/detail.asp?Sub=4&id=7557</ref>
 
==Kẹo dừa trong ca dao==
Dòng 49:
 
{{Các chủ đề|Ẩm thực|Việt Nam}}
 
[[Thể loại:Ẩm thực Bến Tre]]
[[Thể loại:Kẹo]]