Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vương Hồng Sển”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
thêm ảnh
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n dọn dẹp
Dòng 22:
 
Hay như nhà văn [[Sơn Nam]] đã nhận xét về ông
''"Những gì ông viết ra nhưng trăng trối, có khi chỉ là chuyện lụn vụn "tào lao", "loạn xà ngầu", nhưng với những người đến sau, nó mang một giá trị to lớn, nó chất chứa những niềm say mê và quyến rũ"''.<ref> Lời mở đầu''Tạp bút năm Quý Dậu 1993'', nxb Trẻ TpHCM, 2004</ref>
 
Ngay từ thuở nhỏ ông đã sớm biểu lộ sự ưa thích đồ cổ. Một giai thoại do chính ông thuật lại, mẹ ông biết con mình không thích ăn mắm. Một hôm bà đem về một mắm lóc nguyên con và nói rằng đây là thứ mắm quí vì đã giữ được 10 năm. Thế là vì tò mò ông đã ăn thử và từ đấy không sợ mắm nữa<ref>''Tuyển tập Vương Hồng Sển'' - Hơn nửa đời hư, trang 691</ref>.
Dòng 31:
 
Ngoài ra, những người muốn nghiên cứu về lịch sử miền Nam sẽ tìm thấy trong các tác phẩm của ông một nguồn tài liệu bổ ích qua nhãn quan một chứng nhân thời cuộc nước Việt của thế kỷ 20.
Nói như học giả [[Nguyễn Hiến Lê]], (1912- 1984) thì : ''...Quả như lời Vương quan viết trong bài tựa "Coi vậy mà xài được". Kẻ ít học như tôi (Nguyễn Hiến Lê) còn thấy là xài được gần trọn kia đấy. Chúng ta nên cảm ơn ông đã ghi lại - mặc dầu là hấp tấp trong sự trình bày - vô số tài liệu mà trong mấy chục năm, ông đã tốn công đạp xe máy đi sưu tầm khắp Sài Gòn, Chợ Lớn và các vùng lân cận. Về nhà cân nhắc chọn lựa với tinh thần thận trọng đáng khen : chỗ nào chưa đủ chứng cớ thì tồn nghi...''.<ref>Nguyển Hiến Lê tuần báo ''Mai'' số 20 ngày 25/04/1961. Sau in lại trong phần phụ lục "Sài Gòn năm xưa". </ref>
 
Ông mất ngày [[9 tháng 12]] năm [[1996]] tại Thành phố Hồ Chí Minh, thọ 94 tuổi.
Dòng 37:
==Di vật==
[[File:Phòng trưng bày cổ vật.jpg| nhỏ|250px|phải|Phòng trưng bày cổ vật Vương Hồng Sển trong [[Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (Thành phố Hồ Chí Minh)]]]]
Khi qua đời, ông Vương Hồng Sển đã hiến tặng lại những cổ vật, mà cả đời ông sưu tập được, cho thành phố và mong muốn những di vật này sẽ được trưng bày trong ngôi nhà cổ của ông, trong sự bài trí rất tinh tế và hài hòa với sự cổ xưa của ngôi nhà được biến thành "Nhà lưu niệm Vương Hồng Sển" <ref name="vao">[http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/488920/Den-nha-cu-Vuong-an-oc.html Đến nhà cụ Vương... ăn ốc], Tuổi Trẻ Online, 26/04/2012</ref>. Tuy nhiên, từ năm 1996, Sờ Văn hóa Thông tin TP Hồ Chí Minh, với sự đồng ý của Ủy ban Nhân dân Thành phồ đã di dời các cổ vật về quản lý và trưng bày tại [[Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (Thành phố Hồ Chí Minh)|Bảo tàng Lịch sử Thành phố]], tại Thư viện Khoa học tổng hợp <ref name="vao">[http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/488920/Den-nha-cu-Vuong-an-oc.html Đến nhà cụ Vương... ăn ốc], Tuổi Trẻ Online, 26/04/2012</ref>.
 
Ngôi nhà của ông ở số 9/1 Nguyễn Thiện Thuật ([[Quận Bình Thạnh]], TP.HCM) là do ông bỏ công tìm kiếm và mua nguyên căn nhà cổ kính từ vùng ven Sài Gòn về dựng lại và gần nửa thế kỷ sống tại đó, ông đã bỏ nhiều công sức để tạo bồi cho căn nhà quý mang đáng dấp cổ xưa với những vật liệu trên trăm năm <ref name="vao">[http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/488920/Den-nha-cu-Vuong-an-oc.html Đến nhà cụ Vương... ăn ốc]</ref>. Ngày 5 tháng 8 năm 2003, UBND TP.HCM đã ban hành quyết định xếp hạng ngôi nhà này là di tích cấp thành phố và là di tích kiến trúc nghệ thuật nhà cổ dân dụng truyền thống. Tuy nhiên, vì không được lưu ý bảo quản nên ngôi nhà "di tích" đã bị xuống cấp trầm trọng <ref>[http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/310968/Hoang-tan-nha-co-cu-Vuong.html Hoang tàn nhà cổ cụ Vương!], Tuổi Trẻ, 13/04/2009</ref> và cho đến năm 2012, ngôi nhà vẫn bị tiếm dụng và biến thành cửa hàng kinh doanh bán ốc sầm uất<ref name="vao">[http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/488920/Den-nha-cu-Vuong-an-oc.html Đến nhà cụ Vương... ăn ốc], Tuổi Trẻ Online, 26/04/2012</ref>. Bảo tàng Vương Hồng Sển vẫn chưa khởi động.
 
==Câu nói==
''"Xã hội có thể tha thứ một con điếm ăn năn nhưng vẫn không dung một ông quan ăn vụng"'' <ref>"Hơn nửa đời hư", Nxb Tổng Hợp - Tp.HCM, trang 169 </ref>
 
'' "May mà tại gia đã có một ai rồi, không có ai đó, đem ai nầy về, ắt cái khổ còn hơn ai nữa" <ref>"Hồi ký 50 năm mê hát: Cái lương đã 50 tuổi",Tủ sách Nam Chi, cơ sở xuất bản Phạm Quang Khai, 1968, trang 111 </ref>
 
==Một số tác phẩm==
[[Hình: Bút tích của Vương Hồng Sển..jpg |nhỏ|250px|phải|Bút tích của Vương Hồng Sển]]
*Thú chơi sách (1960)
*Sài Gòn năm xưa (tập I, II 1960, III 1992)
Dòng 76:
==Liên kết ngoài==
*[http://wikimapia.org/3805826/V%C6%B0%C6%A1ng-H%E1%BB%93ng-S%E1%BB%83n-home Nhà của Vương Hồng Sển] tại [[Bà Chiểu]] - nơi dự kiến sẽ trở thành bảo tàng, hình ảnh nhìn từ [[Google Earth]].
*[http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/310968/Hoang-tan-nha-co-cu-Vuong.html Hoang tàn nhà cổ cụ Vương!] trên [[báo Tuổi Trẻ]] (truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2009).
* Vương Hồng Sển, Hồi ký 50 năm mê hát (Trích): Đọc truyện do Tuyết Nga phụ trách [Nguồn: Radio VNCP] : [http://namkyluctinh.org/a-hinhanh/vhsen-hoikycailuong%5B11%5D.mp3 Phần 1] , [http://namkyluctinh.org/a-hinhanh/vhsen-hoikycailuong%5B22%5D.mp3 Phần 2]
 
{{Thời gian sống|sinh=1902|mất=1996|tên=Vương Hồng Sển}}
 
[[Thể loại:Người Sóc Trăng]]
Hàng 85 ⟶ 86:
[[Thể loại:Người Khmer Krom]]
[[Thể loại:Người Việt gốc Hoa]]
{{Thời gian sống|sinh=1902|mất=1996|tên=Vương Hồng Sển}}