Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lê Hữu Thúy”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n dọn dẹp
Dòng 28:
== Vụ án Huỳnh Văn Trọng và 42 điệp báo ==
Do việc ông bị bắt bí mật, ông đã lợi dụng điều này để làm nảy sinh nghi ngờ ông bị bắt do mâu thuẫn bè phái. Lợi dụng mối quan hệ thuộc cấp với Đỗ Mậu (lúc này đã là [[Thiếu tướng]]), cộng với việc thủ tiêu tài liệu của vợ ông, giúp phần nào ông giữ được thế chính trị để hoạt động trở lại. Ông tiếp tục với nghề ký giả, viết bài cho báo Trinh Thám, do Hoàng Hồ làm chủ nhiệm.
 
Năm 1966, ông nhận nhiệm vụ phối hợp với [[Vũ Ngọc Nhạ]] để xây dựng lá bài chính trị trong chính trường Sài Gòn. Và lá bài chính trị đó chính là Huỳnh Văn Trọng.
 
Sau khi Ngô Đình Diệm tiêu diệt thế lực giáo phái, do sợ liên lụy, Huỳnh Văn Trọng đã vào sống ẩn cư ở nhà thờ Dòng Chúa cứu thế tại Kỳ Đồng. Một thời gian sau đó, ông được linh mục Đinh Văn Thuẫn, Nha Tổng tuyên úy Công giáo, mời cộng tác để dạy tiếng Pháp và tiếng Việt cho các nhân viên Mỹ trong cơ quan viện trợ Hoa Kỳ. William Colby, giám đốc tương lai của [[CIA]], cũng từng là một học trò của ông khi mới sang công tác tại Việt Nam năm 1959<ref>Một chiến thắng bị bỏ lỡ (''Lost Victory'') - William Egan Colby, bản dịch tiếng Việt của Nguyễn Huy Cầu, NXB Công an Nhân dân 2007, trang 62</ref>. Tuy nhiên, không rõ vì sao ông lại không tiếp tục dạy sau năm 1963, khi Ngô Đình Diệm đã bị lật đổ. Theo nhà văn [[Hữu Mai]] ghi lại lời của Lê Hữu Thúy trong tác phẩm "[[Ông cố vấn: Hồ sơ một điệp viên|Ông cố vấn]]" thì: ''"Diệm đổ, mối đe dọa với anh không còn, anh bỏ dạy học ở Tòa Đại sứ Mỹ và nhận làm kế toán cho hãng phim Kodak để kiếm sống. Vì sĩ diện, anh không nói với ai về công việc mới này. Hiện nay, anh Trọng sống như một người ở ẩn nhưng rất đông người trong chính giới miền Nam biết và còn nhớ anh."''<ref>Chương 8 - Tập 2, "Ông cố vấn: Hồ sơ một điệp viên"</ref>. Và Hữu Mai cũng ghi lại mối ân tình của Lê Hữu Thúy với Huỳnh Văn Trọng như sau: ''"Mấy năm gần đây gặp lại gia đình anh Trọng sa sút nhiều. Tính tình anh thay đổi, trở nên cáu bẳn. Chị Trọng giận chồng, bỏ ra Đà Nẵng. Anh Trọng còn lại một mình ở Sài Gòn với hai đứa con nhỏ. Vợ chồng tôi đã đưa hai cháu về nhà trông nom. Anh Trọng rất cảm động."''
 
Tuy không còn tiếp tục dạy học cho các nhân viên Tòa đại sứ Hoa Kỳ nhưng [[Huỳnh Văn Trọng]] vẫn còn những mối liên lạc cũ tại đây. Chính qua Huỳnh Văn Trọng, Lê Hữu Thúy đã khai thác được một số thông tin quan trọng. Dù khả năng xác thực hữu ích rất hạn chế, nhưng cũng đủ để ông xây dựng ảnh hưởng chính trị trong chính giới Sài Gòn.
 
Năm 1966, ông nhận nhiệm vụ phối hợp với [[Vũ Ngọc Nhạ]] để xây dựng lá bài chính trị trong chính trường Sài Gòn. Và lá bài chính trị đó chính là Huỳnh Văn Trọng.
 
Năm 1967, ông vào Bộ Thông tin – Chiêu hồi, giữ vị trí Công cán Ủy viên, phụ trách công tác chiêu hồi. Chính tại vị trí này, ông đã thu thập được rất nhiều thông tin góp phần vô hiệu hóa nhiều hồi chánh viên được chính phủ tung trở lại hoạt động cho phía [[Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam|mặt trận Dân tộc Giải phóng]].