Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hệ thống viễn thông di động toàn cầu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 12:
 
== Đặc trưng ==
[[UMTS]], dùng công nghệ [[CDMA]] băng rộng [[WCDMA]], hỗ trợ tốc độ truyền dữ liệu lên đến 21 Mbps (về lý thuyết, với chuẩn [[HSPDA]]). Thực tế, hiện nay, tại đường xuống, tốc độ này chỉ có thể đạt 384 kbps (với máy di động hỗ trợ chuẩn R99), hay 7.2 Mbps (với máy di động hỗ trợ HSPDA). Dù sao, tốc độ này cũng lớn hơn khá nhiều so với tốc độ 9.6 kbps của 1 đơn kênh GSM hay 9.6 kbps của đa kênh trong HSCSD (14.4 kbit/s của [[CDMAOne]]) và một số công nghệ mạng khác.
 
Nếu như thế hệ 2G của mạng tổ ong là [[GSM]], thì [[GPRS]] được xem là thế hệ 2.5G. [[GPRS]], dùng chuyển mạch gói, khác so với chuyển mạch kênh (dành kênh riêng) của [[GSM]], hỗ trợ tốc độ dữ liệu cao hơn (lý thuyết đạt: 140.8 kbit/s, thực tế, khoảng 56 kbit/s). E-GPRS hay [[EDGE|http://vi.wikipedia.org/wiki/Enhanced_Data_Rates_for_GSM_Evolution]], được xem là thế hệ 2.75G, là sự cải tiến về thuật toán mã hóa. [[GPRS]] dùng 4 mức mã hóa (coding schemes; CS-1 to 4), trong khi [[EDGE]] dùng 9 mức mã hóa và điều chế (Modulation and Coding Schemes; MCS-1 to 9). Tốc độ truyền dữ liệu thực của [[EDGE]] đạt tới 180 kbit/s.
 
Từ năm 2006, mạng [[UMTS]] được nhiều quốc gia nâng cấp lên, với chuẩn [[HSPDA]], được xem như mạng 3.5G. Hiện giờ, [[HSPDA]] cho phép tốc độ truyền đường xuống đạt 21 Mbps. Dài hơi hơn, một nhánh của tổ chức 3GPP lên kế hoạch phát triển mạng 4G, với tốc độ 100 Mbit/s đường xuống và 50 Mbit/s đường lên, dùng công nghệ giao diện vô tuyến dựa trên Ghép kênh tần số trực giao.
 
Mạng [[UMTS]] đầu tiên triển khai năm 2002 nhấn mạnh tới các ứng dụng di động như: TV di động hay thoại Video. Tuy nhiên, kinh nghiệm triển khai ở Nhật và một số nước khác cho thấy rằng, nhu cầu người dùng với thoại Video là không cao. Hiện tại, tốc độ truyền dữ liệu cao của [[UMTS]] thường dành để truy cập [[Internet]].
 
== Công nghệ ==