Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hệ thống viễn thông di động toàn cầu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 16:
Nếu như thế hệ 2G của mạng tổ ong là [[GSM]], thì [[GPRS]] được xem là thế hệ 2.5G. [[GPRS]], dùng chuyển mạch gói, khác so với chuyển mạch kênh (dành kênh riêng) của [[GSM]], hỗ trợ tốc độ dữ liệu cao hơn (lý thuyết đạt: 140.8 kbit/s, thực tế, khoảng 56 kbit/s). E-GPRS hay [[EDGE]], được xem là thế hệ 2.75G, là sự cải tiến về thuật toán mã hóa. [[GPRS]] dùng 4 mức mã hóa (coding schemes; CS-1 to 4), trong khi [[EDGE]] dùng 9 mức mã hóa và điều chế (Modulation and Coding Schemes; MCS-1 to 9). Tốc độ truyền dữ liệu thực của [[EDGE]] đạt tới 180 kbit/s.
 
Từ năm 2006, mạng [[UMTS]] được nhiều quốc gia nâng cấp lên, với chuẩn [[HSPDA]], được xem như mạng 3.5G. Hiện giờ, [[HSPDA]] cho phép tốc độ truyền đường xuống đạt 21 Mbps. Dài hơi hơn, một nhánh của tổ chức [[3GPP]] lên kế hoạch phát triển mạng 4G, với tốc độ 100 Mbit/s đường xuống và 50 Mbit/s đường lên, dùng công nghệ giao diện vô tuyến dựa trên Ghép kênh tần số trực giao.
 
Mạng [[UMTS]] đầu tiên triển khai năm 2002 nhấn mạnh tới các ứng dụng di động như: TV di động hay thoại Video. Tuy nhiên, kinh nghiệm triển khai ở Nhật và một số nước khác cho thấy rằng, nhu cầu người dùng với thoại Video là không cao. Hiện tại, tốc độ truyền dữ liệu cao của [[UMTS]] thường dành để truy cập [[Internet]].