Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Châu Giang (sông Việt Nam)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thienpht (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 32:
 
Thời Trần, sông còn được gọi là sông [[Thiên Mạc]], một đường huyết mạch nối giữa [[Thăng Long]] và Tức Mặc (Nam Định)- kinh đô thứ hai của triều Trần. Trong các cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, nơi đây đã có nhiều trận đánh lịch sử trên sông của các tướng lĩnh Trần như Trần Hưng Đạo, Trần Nhật Duật,... để lại nhiều di tích như đền [[Trần Thương]] thuộc xã Nhân Đạo, huyện Lý Nhân.
 
[Ngã ba sông Móng] là nơi tiếp giáp ba xã thuộc ba huyện trong tỉnh Hà Nam: xã Bình Nghĩa (huyện Bình Lục), xã Văn Lý (huyện Lý Nhân) và xã Tiên Phong (huyện Duy Tiên) mang đặc trưng của nền văn hoá lúa nước và nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt vải.
 
Do lũ sông Hồng rất lớn, đê điều trước đây tu bổ không thể kịp với sự tàn phá của thiên nhiên, sông Hồng hàng năm gây ra nhiều trận lụt cho cả vùng đồng bằng Bắc bộ. Quai Đầm (Thanh Liêm) cũng vỡ nhiều lần, phải đắp đi đắp lại, tốn rất nhiều công sức. Vào đầu thế kỷ 20, người Pháp đã cho đắp đê sông Hồng chặn các cửa sông Châu lại, nên sông còn được gọi là [[Tắc giang]]. Đồng thời, theo chiều dài sông, người ta còn cho đắp 3 con đập ngăn nước tại Phúc Hạ (xã Hợp Lý), Quan Trung (xã [[Văn Lý]]) và Vĩnh Trụ (xã Đồng Lý), chia sông thành 4 đoạn khác nhau và nối với nhau một cách hạn chế bằng các cống ngăn. Tại cửa nối với sông Đáy, người ta cũng cho làm cống Phủ Lý ngăn nước sông Đáy chảy vào, chỉ mở khi cần thiết.