Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đà Lạt”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 124:
Nằm trong vùng khí hậu [[khí hậu xavan|nhiệt đới xavan]], Đà Lạt có hai mùa rõ rệt: [[mùa mưa]] và [[mùa khô]]. Mùa mưa trùng với mùa gió mùa tây nam, bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10. Còn mùa khô trùng với mùa gió mùa đông bắc, kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Vào mùa khô, Đà Lạt chịu ảnh hưởng của khối không khí [[biển Đông]], mang lại thời tiết nắng ấm, ít mây, không mưa, nhiệt độ hạ thấp về ban đêm và biên độ nhiệt lớn. Trong những tháng mùa mưa, gió mùa đông bắc hầu như không còn ảnh hưởng đến Đà Lạt, thay thế bởi khối không khí [[xích đạo]] từ phía nam tràn lên phía bắc. Gió mùa tây nam mang lại nguồn ẩm chủ yếu cho những trận mưa lớn và những đợt mưa kéo dài nhiều ngày.<ref name="sy thu 77"/> Mặc dù vậy, do ảnh hưởng của khối không khí nhiệt đới [[Thái Bình Dương]], trong mùa mưa vẫn có những thời kỳ thời tiết tạnh ráo.<ref name="sy thu 78">{{harvnb|tác giả=Trần Sỹ Thứ|2008|p=78}}</ref>
 
Nhiệt độ trung bình tháng ở Đà Lạt không bao giờ vượt quá 20[[Độ Celsius|°C]], ngay cả trong những tháng nóng nhất. Tuy vậy, Đà Lạt cũng không phải là nơi có nhiệt độ trung bình tháng thấp nếu so với các tỉnh thành phố miền bắc có khí hậu cận nhiệt đới. Trong những tháng [[mùa đông]], nhiệt độ trung bình tháng vẫn trên 14°C.<ref name="sy thu 78"/> Theo số liệu thống kê từ năm 1964 tới năm 1998, nhiệt độ trung bình năm ở Đà Lạt là 17,9°C, trong đó năm 1973 có nhiệt độ trung bình cao nhất lên đến 18,5°C, còn năm 1967 nhiệt độ trung bình xuống thấp nhất, 17,4°C.<ref name="sy thu 78"/> Nếu so sánh với [[Sa Pa]], thị trấn nghỉ dưỡng ở miền Bắc ở độ cao 1.581 mét so với mặt biển và nằm trong vùng [[khí hậu cận nhiệt đới ẩm|cận nhiệt đới]], thì nhiệt độ trung bình ở Đà Lạt cao hơn 2,6°C,<ref name="che do nhiet">{{Chú thích báo
| tác giả=Lê Thị Thông
| tên bài=Chế độ nhiệt ở Đà Lạt