Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quả báo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Saruman (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
{{tầm nhìn hẹp}}
{{wikify}}
{{unreferenced}}
==Theo Phật giáo==
 
Phật giáo cho rằng: Có luân hồi tất có nhân quả, hai việc ấy vốn liên tục nhau. [[Phật]] dạy: ''"Cha làm điều chẳng lành, con không chịu thế được, con làm điều chẳng lành, cha không chịu thế được. Làm lành tự được phước, làm dữ tự mang họa"'' (Phụ tác bất thiện, tử bất đại thọ, tử tác bất thiện, phụ bất đại thọ. Thiện tự hoạch phước, ác tự thọ ương). Lại có câu: ''"Ðiều lành dữ cuối cùng đều có trả, khác nhau chỉ đến chóng hay chầy thôi"''
 
Cái Quả hay [[Nghiệp (Phật giáo)|Nghiệp]] vốn là kết quả cái nhân hay duyên của con người tạo ra trong kiếp trước hoặc kiếp này. Rồi cái Quả ấy lại làm nhân cho cái Quả khác sẽ báo ứng về sau. Nhơn và Quả cứ tiếp tục tương ứng như vậy mãi như bóng với hình, mãi mãi là cuộc trả vay, vay trả của kiếp luân hồi.
 
Vậy muốn biết nhân quả kiếp trước của ai, cứ xem cái địa vị sang hèn của người ấy ở kiếp đương sanh. Muốn biết nhân quả đời sau của họ thế nào, cứ xem tâm tánh và hành động của họ ở ngay kiếp này vậy.
 
Nhơn quả hay nghiệp báo vốn có hai thứ: Biệt nghiệp (''Karma individuel'') và Cộng nghiệp (''Karma collectif'').
*Biệt nghiệp: là quả báo riêng từng người, ai tạo nhân gì thì nhận quả nấy. Biệt nghiệp lại ứng quả có hai cách: Ðịnh nghiệp và Bất định nghiệp.
*Cộng nghiệp: là quả báo chung cho nhiều người phải chịu. Như nhiều kẻ đồng phạm một ác nhân, khi đền tội, phải chịu chung một ác quả.
 
Đối với thời gian, sự báo ứng có ba cách:
*Báo ứng ngay trong kiếp tạo nhân, gọi ''đương kiếp nhân quả''.
*Báo ứng theo cái nhân kiếp trước, gọi ''tiền kiếp nhân quả''.
*Báo ứng ở kiếp sau do cái nhân hiện tại, gọi ''hậu kiếp nhân quả''.
 
Quả báo là luật thưởng phạt công bình của Thiên Ðạo
 
==Theo quan niệm Baha'i==
Quả báo theo quan niệm của giáo lý Baha'i được cho là sự đau khổ, day dứt của tâm hồn khi làm một điều gì sai trái. Trong giáo lý Baha'i không đề cập đến hình phạt mà các tôn giáo khác thường nêu ra. Sự khổ đau tâm hồn chính là trạng thái địa ngục hay còn gọi nôm na là quả báo. Nhưng điều khác biệt trong ý niệm Baha'i về quả báo phải được hiểu là làm một điều gì không tốt cho mình hoặc cho người xung quanh ngay cả từ trong sâu thẳm tâm hồn. Vì có những Đấng Giáo dục phải chịu cực hình để cứu chuộc tội lỗi của nhân loại, không lẽ nhìn bằng con mắt đời thường cũng cho là Vị đó bị quả báo sao. Tóm lại dịnh nghĩa quả báo trong Baha'i không phải là một sự dọa nạt đứa con nít, nó được hiểu cụ thể như khi ta vượt đèn đỏ thì đương nhiên là phạm luật giao thông và có nguy cơ bị tai nạn. Để ăn năn hối cải, người chót làm điều xấu tự mình xưng tội với Đấng Tối cao và cố gắng sửa đổi tâm tính hàng ngày, chứ không có bậc trung gian nào đứng ra rửa tội.