Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quả báo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n interwiki
Saruman (thảo luận | đóng góp)
Dòng 5:
Phật giáo cho rằng: Có luân hồi tất có nhân quả, hai việc ấy vốn liên tục nhau. [[Phật]] dạy: ''"Cha làm điều chẳng lành, con không chịu thế được, con làm điều chẳng lành, cha không chịu thế được. Làm lành tự được phước, làm dữ tự mang họa"'' (Phụ tác bất thiện, tử bất đại thọ, tử tác bất thiện, phụ bất đại thọ. Thiện tự hoạch phước, ác tự thọ ương). Lại có câu: ''"Ðiều lành dữ cuối cùng đều có trả, khác nhau chỉ đến chóng hay chầy thôi"''
 
Cái Quả hay [[Nghiệp (Phật giáo)|Nghiệp]] vốn là kết quả cái nhân hay duyên của con người tạo ra trong kiếp trước hoặc kiếp này. Rồi cái Quả ấy lại làm nhân cho cái Quả khác sẽ báo ứng về sau. Nhơn và Quả cứ tiếp tục tương ứng như vậy mãi như bóng với hình, mãi mãi là cuộc trả vay, vay trả của kiếpcõi [[luân hồi]].
 
[[Nghiệp (Phật giáo)|Nghiệp]] ở tiền kiếp làm con người đầu thai trong một cuộc đời, một hoàn cảnh nhất định, nhưng hành động con người trong kiếp đó vẫn có sự tự do. Nghiệp sinh ra hoàn cảnh, nhưng sự phản ứng đối với hoàn cảnh này lại nằm trong tay con người. Phật dạy: ''"Ác nghiệp chính do mình tạo, tự mình sinh ra. Ác nghiệp làm hại kẻ ngu dễ dàng như kim cương phá hoại bảo thạch... Làm dữ bởi ta, mà nhiễm ô cũng bởi ta; làm lành bởi ta, mà thanh tịnh cũng bởi ta. Tịnh hay không tịnh đều bởi ta, chứ không ai có thể làm cho ai thanh tịnh được."''