Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thái Bình Thiên Quốc bắc phạt”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 8:
Vì quân Thanh chắn giữ [[Bảo Định]], quân Bắc Phạt bèn từ [[Thâm Châu]] tiến quân, tính toán đi qua [[Thương Châu]], [[Tĩnh Hải]] rồi vào mặt đông mà chiếm Bắc Kinh. Nhưng cả một dải đất này bị nước lũ dâng cao, khiến họ hết cách tiến lên. Mãi đến cuối năm, khoảng 4 vạn nghĩa quân vẫn ở dừng lại ở [[Tĩnh Hải]] của phụ cận [[Thiên Tân]] và phụ cận [[Độc Lưu]]. Trong thời gian này, nhà Thanh tranh thủ điều động quân đội, khiến cho quân triều đình ở Bắc Kinh tăng lên gấp bội, còn quân Bắc Phạt chủ yếu là người phương nam, không chịu nổi cái rét của mùa đông phương bắc, dần rơi vào thế yếu. Đầu năm 1854, nghĩa quân hết lương, buộc phải rút về nam. Trong lúc quân Bắc Phạt bị trở ngại ở Tĩnh Hải, phái người về [[Thiên Kinh]] xin viện quân, chính quyền Thiên Kinh phái bọn [[Tằng Lập Xương]], [[Hứa Tông Dương]] và [[Trần Sĩ Bảo]] soái lĩnh 7500 người lên phía bắc tăng viện. Tháng 3 năm 1854, viện quân vượt [[Hoàng Hà]], trên đường thu nạp không ít tân binh. Trong tháng 4, viện quân đến [[Lâm Thanh|Lâm Thanh Châu]] thuộc [[Sơn Đông]], không lâu sau vì tân binh không nghe hiệu lệnh nên tan rã thua chạy, Tằng Lập Xương đành rút về nam. Ông ta và Trần Sĩ Bảo trước sau chiến tử, còn Hứa Tông Dương chạy thoát về Thiên Kinh, bị bắt giam ở Đông lao. Quân đội của Lâm Phượng Tường, Lý Khai Phương vào tháng 3 lui về [[Phụ Thành]], Cát Văn Nguyên chiến tử ở đất ấy. Nghĩa quân lại lui về phía nam đến Liên trấn (nay thuộc huyện [[Đông Quang]], [[Hà Bắc (Trung Quốc)|Hà Bắc]]), Lâm Phượng Tường nghe tin viện quân đã đến [[Sơn Đông]], phái Lý Khai Phương chia quân đi nghênh tiếp. Lý Khai Phương chưa gặp được thì viện quân đã tan rã, ông ta đành phải cố thủ ở [[Cao Đường|Cao Đường Châu]] thuộc Sơn Đông. Chính quyền Thiên Kinh phái [[Tần Nhật Cương]] soái lĩnh cánh viện quân thứ 2 lên bắc, ở [[Thư Thành]] thuộc [[An Huy]] bị quân Thanh đánh bại, đành phải quay về.
 
Quân Thanh vây khốn quân Bắc Phạt ở Liên trấn và Cao Đường Châu, khiến cho nghĩa quân ở 2 nơi không cách gì liên lạc với nhau, sau nhiều tháng cố thủ, do hết lương mà dần không chống nổi nữa. Tháng 3 năm 1855, tướng Thanh là Tăng Cách Lâm Thấm đánh hạ Liên trấn, Lâm Phượng Tường thụ thương nên bị bắt, không lấu sau bị áp giải về Bắc Kinh xử tử. Tăng Cách Lâm Thấm soái binh đến Cao Đường Châu, Lý Khai Phương biết tin toàn quân của Lâm Phượng Tường bị tiêu diệt, bèn từ Cao Đường Châu đột vây đến [[Phùng Quán|đồn Phùng Quan]], lại bị quân Thanh vây khốn, vào tháng 6, không lâu sau bị bắt, vào tháng 6 bị xử tử ở Bắc Kinh.
 
==Đánh giá và ảnh hưởng==