Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thái Bình Thiên Quốc bắc phạt”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 13:
Nhà sử học Trung Quốc cận đại Quách Đình Dĩ nhận định: cuộc Bắc Phạt của Thái Bình Thiên Quốc thất bại vì 2 nguyên nhanh chính: '''1 là''' binh lực không đủ, vả lại bộ binh chiếm phần lớn, không quen giao chiến trên đồng bằng, không địch nổi kỵ binh của Tăng Cách Lâm Thấm. '''2 là''' người phương bắc thận trọng, ít người hưởng ứng cuộc khởi nghĩa, không như thời kỳ ở Lưỡng Hồ, người đi theo kể đến hàng vạn. Nguyên nhân thứ 1 nhận được sự đồng tình của nhiều người, trong đó nhà sử học La Nhĩ Cương và Trung vương [[Lý Tú Thành]] của Thái Bình Thiên Quốc. Trong [[Lý Tú Thành tự thuật|Tự thuật]] của mình, Lý Tú Thành cho rằng hành động này đứng thứ 2 trong 10 sai lầm lớn của cuộc khởi nghĩa.
 
Cũng có quan điểm cho rằng hành động Bắc Phạt phản ánh tâm lý cầu an của Đông vương Dương Tú Thanh. Năm 1852. ông ta từng nói: “Ngày nay thượng sách khôngchẳng bằng bỏ Việt không giữ, đánh thẳng về pháiphía trước, men (Trường) Giang mà chiếm lấy thành bảo, bỏ qua những chỗ yếu hại, giữ chắc Kim Lăng, lấy chỗ này làm căn bản. Về sau sai tướng ra đánh 4 mặt, chia nhau quấy nhiễu nam bắc. Cho dù không nên việc, Hoàng Hà về phía nam, ta cũng có thể giữ được!”
 
Hành động Bắc Phạt thất bại đã làm tổn thất của Thái Bình Thiên Quốc một lượng lớn tinh binh lương tướng, nhưng đã thu hút sự chú ý của chính quyền nhà Thanh, tạo điều kiện cho sự thành công của các cuộc Đông chinh và Tây chinh sau này của cuộc khởi nghĩa.