Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Helloween”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 35:
 
=== ''Pink Bubbles Go Ape'' và ''Chameleon'' (1989-1993) ===
Năm 1989, Helloween phát hành album live ''[[Live in the U.K.]]''(''Keepers Live'' Ở [[Nhật Bản]] và ''I Want Out Live'' ở [[Hoa Kỳ]]), được trích từ chuyến lưu diễn ở châu Âu. Những thành viên còn lại lại gặp phải vấn đề với hãng Noise, sau đó đã phá vỡ hợp đồng với hãng này. Thời gian này đã xuất hiện một số tin đồn về việc ban nhạc tan rã. Cho đến năm 1991, ban nhạc mới phát hành album mới, ''[[Pink Bubbles Go Ape]]'' cùng với hãng thu âm mới, EMI. So với các album trước, album này ít mạnh mẽ hơn. Bên cạnh đó, một số ca khúc như "Heavy Metal Hamsters", "I'm Doing Fine, Crazy Man", and "Shit and Lobster", cho thấy một sự chuyển hướng của ban nhạc: nhấn mạnh vào sự hài hước hơn là những bản anh hùng ca như những album trước. Kết quả, album thất bại về mặt thương mại, và bị phê bình về mặt chuyên môn. Xung đột dần hình thành giữa các thành viên.<ref name=official>{{cite web | title=Official Helloween Website: History | url=http://www.helloween.org/band/history.html | accessdate=2009-05-17}} {{Dead link|date=September 2010|bot=H3llBot}}</ref>
Hai năm sau, album phòng thu thứ năm của Helloween, ''[[Chameleon (Helloween album)|Chameleon]]''. Thay vì chọn thể loại nhạc mạnh mẽ hơn, ban nhạc sử dụng một số chất liệu còn lạ lẫm với người nghe như tù và, acoustic guitars, nhạc đồng quê,... Cũng như album trước, ''Chameleon'' thất bại cả về mặt doanh thu lẫn phê bình.<ref name=official/> Căng thẳng trong nội bộ càng ngày càng bị đẩy lên cao. Ban nhạc chia làm hai phe, với Michael Kiske và Ingo Schwichtenberg một phe, bên kia là Michael Weikath và Roland Grapow. Markus Grosskopf trung lập, cố gắng giữ hòa khí giữa các thành viên.
==== ''Kiske rời ban nhạc'' ====