Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lịch sử Đế quốc La Mã”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 99:
Từ thời Nero, hai đế chế La Mã và Parthia đã cùng chia sẻ việc kiểm soát [[vương quốc Armenia]], với vương triều Arsacid ở đây là một nhánh của hoàng tộc Parthia. Năm 112, Trajan tức giận vì việc vua [[Osroes I của Parthia]] đưa cháu mình là [[Exedares]] lên ngai vàng Armenia. Sự kiện này đã phá vỡ thế cân bằng quyền lực ở Armenia và cũng chấm dứt luôn hòa ước giữa hai đế chế đã tồn tại 50 năm.<ref>Statius Silvae 5.1; Dio Cassius 68.17.1.; Arrian Parthica frs 37/40</ref> Các quân đoàn La Mã lại sẵn sàng xung trận.
 
Đầu tiên, Trajan tiến quân vào Armenia. Ông phế truất vị vua mới lên ngôi và sáp nhập nơi đây vào La Mã. Sau đó ông hướng về Parthia, chiếm các thành phố [[Babylon]], [[Seleucia]] và cuối cùng là kinh thành [[Ctesiphon]] (năm 116).<ref>Bennett, Trajan, 197/199</ref> Trajan tiếp tục tiến về phía nam tới [[Vịnh Ba Tư]] và tuyên bố Mesopotamia ([[Lưỡng Hà]]) là một tỉnh mới của Đế chế. Ở đây, ông than thở rằng mình đã quá già để có thể tiếp tục tiến theo lộ trình chinh phạt vĩ đại của [[Alexander Đại đế]].<ref name="Luttvak, Grand Strategy, 110">Luttvak, Grand Strategy, 110</ref>
 
Nhưng Trajan chưa dừng lại. Sau đó, cũng trong năm 116, ông chiếm thành phố [[Susa]], truất ngôi Oesroes I và đưa bù nhìn của mình là [[Parthamaspates]] lên ngôi. Chưa bao giờ La Mã tiến xa về phía đông như vậy. Dưới thời của Trajan, Đế chế La Mã mở rộng ra tới mức cực đại; người ta có thể đi từ đảo Anh tới vịnh Ba Tư mà vẫn chưa ra khỏi lãnh thổ La Mã.