Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kỹ thuật máy tính”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Trang mới: “== Nghành kỹ thuật máy tính là gì? == Nghành Kỹ thuật máy tính (tên tiếng anh Computer Engineering) nhằm nghiên cứu các nguyên lý, ph…”
 
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
Nghành Kỹ thuật máy tính (tên tiếng anh Computer Engineering) nhằm nghiên cứu các nguyên lý, phương pháp để thiết kế và phát triển các hệ thống phần cứng và những phần mềm phục vụ cho hoạt động của các thiết bị phần cứng đó. Kỹ thuật máy tính được nói đến trong nhiều khía cạnh của máy tính, từ thiết kế các mạch điện tử đơn giản đến thiết kế vi xử lý, máy tính cá nhân và kể cả các siêu máy tính. Đặc biệt trong việc thiết kế các hệ thống nhúng dùng trong hầu hết các thiết bị điện-điện tử như điện thoại di động, xe hơi, các bộ điều khiển trong các máy móc, các robot công nghiệp,...
== Nghành kỹ thuật máy tính là gì?
==
Nghành Kỹ thuật máy tính (tên tiếng anh Computer Engineering) nhằm nghiên cứu các nguyên lý, phương pháp để thiết kế và phát triển các hệ thống phần cứng và những phần mềm phục vụ cho hoạt động của các thiết bị phần cứng đó. Kỹ thuật máy tính được nói đến trong nhiều khía cạnh của máy tính, từ thiết kế các mạch điện tử đơn giản đến thiết kế vi xử lý, máy tính cá nhân và kể cả các siêu máy tính. Đặc biệt trong việc thiết kế các hệ thống nhúng dùng trong hầu hết các thiết bị điện-điện tử như điện thoại di động, xe hơi, các bộ điều khiển trong các máy móc, các robot công nghiệp,…
== Chức năng - nhiệm vụ ==
 
Khoa Kỹ thuật Máy tính là một trong 5 khoa của trường Đại học Công nghệ Thông tin Tp.HCM có chức năng và nhiệm vụ chính như sau:
Quản lý, tổ chức giảng dạy các chuyên ngành về Kỹ thuật máy tính cho hệ đào tạo Đại học và sau Đại học.
Xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học cho Cán bộ viên chức, giảng viên và sinh viên.
Xây dựng quy hoạch, phát triển đội ngũ giảng viên. Quản lý, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho CB thuộc khoa.
Phát triển các chương trình hợp tác trong nước và quốc tế.
Hợp tác liên kết đào tạo bậc Đại học với các trường trong nước và quốc tế.
Quản lý chất lượng, nội dung và biên soạn chương trình, giáo trình các môn học của các chuyên ngành Kỹ thuật máy tính cho hệ Đại học và sau Đại học.
Quản lý Trung tâm Điện tử-Kỹ thuật máy tính.
Quản lý, tư vấn, tổ chức thực hiện các chương trình phát triển CNTT của Nhà trường. Nhận các hợp đồng tư vấn và nghiên cứu khoa học
 
== Mục tiêu
==
Đào tạo Kỹ sư ngành Kỹ thuật Máy tính có phẩm chất chính trị tốt, có ý thức tổ chức kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp, nắm vững kiến thức cơ bản và chuyên môn sâu về Kỹ thuật Máy tính cũng như năng lực thực hành, có khả năng nắm bắt được các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, có khả năng nghiên cứu và thiết kế các bộ phận thiết bị chức năng của máy tính hoặc tham gia thiết kế các hệ thống máy tính, bao gồm cả phần cứng lẫn phần mềm nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội. Trên cơ sở các kiến thức được trang bị ở trình độ đại học người học từng bước hoàn thiện khả năng độc lập nghiên cứu, tự bồi dưỡng và tiếp tục lên học các trình độ cao hơn.
Tổ chức đào tạo kỹ sư ngành Kỹ Thuật Máy Tính không những có những kiến thức chuyên sâu về lý thuyết mà còn có khả năng thực hành cao cả phần mềm lẫn phần cứng, với đội ngũ giảng viên giỏi tốt nghiệp trong và ngoài nước, với nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy tiên tiến và trang thiết bị hiện đại nhằm đào tạo nguồn nhân lực về KTMT chất lượng cao đạt trình độ khu vực, đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội .
Triển khai nghiên cứu - phát triển, dịch vụ và chuyển giao công nghệ liên quan đến điện tử - kỹ thuật máy tính, thiết bị ngoại vi và xây dựng hệ thống Multimedia nhằm tạo ra các sản phẩm có giá trị sử dụng trong thực tế.
Thực hiện nhiệm vụ đi đầu trong việc tiếp thu nhanh các thành tựu giáo dục tiên tiến của các nước trong khu vực và quốc tế góp phần đổi mới nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy của Khoa. Ứng dụng các kỹ thuật mới trong giảng dạy như E-learning, Đại học số hóa… vào trong qua trình giảng dạy của Khoa.
 
== Chuẩn đầu ra:
==
- Có ý thức tổ chức kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp tốt, có ý thức trách nhiệm với bản thân, nghề nghiệp và cộng đồng xã hội.
- Nắm vững kiến thức cơ bản và chuyên môn sâu về Kỹ thuật Máy tính, có khả năng nghiên cứu và thiết kế các bộ phận thiết bị chức năng của máy tính hoặc các bộ phận số trong các thiết bị điện tử, nắm vững các kiến thức lập trình bao gồm cả lập trình cấp cao và cấp thấp, có khả năng lập trình cho các thiết bị ngoại vi, cho các hệ thống nhúng.
- Có khả năng vận dụng đa dạng, linh hoạt kiến thức, kỹ năng và thái độ xử lý các tình huống nghề nghiệp, có khả năng độc lập nghiên cứu, tự bồi dưỡng và năng nắm bắt được các tiến bộ khoa học - kỹ thuật.
- Có kỹ năng cơ bản về quản lý, kỹ năng cơ bản về lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch công việc bằng chính khả năng của bản thân.
- Có khả năng ứng dụng các lý thuyết, kỹ năng, kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu vào thực tiễn;
- Có khả năng giao tiếp, làm việc hợp tác, làm việc nhóm và làm việc trong một tổ chức.
- Có khả năng sử dụng khá tiếng Anh. Tối thiểu phải đạt chuẩn TOEFL - quốc tế: từ 400 điểm trở lên hoặc TOEFL -trong nước: từ 450 điểm trở lên.
 
== HƯỚNG NGHIÊN CỨU
==
Đặc điểm độc đáo của các chuyên ngành đào tạo của Khoa là nghiên cứu thiết kế, chế tạo các thiết bị, giải pháp có phạm vi ứng dụng rất lớn, từ các ứng dụng cao cấp trong công nghiệp cho đến các bình dân như cácc thiết bị gia dụng. Nói chung, các lĩnh vực công nghệ cao còn nhiều mới mẻ ở Việt Nam, nhưng chắc chắn có một tốc độ phát triển rất nhanh trong thời gian tới. Nhu cầu nguồn nhân lực chuyên sâu cho các ngành công nghệ cao này rất lớn
 
=== Bộ môn Hệ thống nhúng
===
Đào tạo Kỹ sư và Thạc sỹ theo hướng thiết kế các hệ thống nhúng (cả phần cứng lẫn phần mềm). Nghiên cứu thiết kế các thiết bị nhúng trong ô tô, điện thoại di động,…Đặc biệt chú trọng phát triển công nghệ làm phần mềm nhúng trong điện thoại di động và ô tô.
 
=== Bộ môn Vật lý điện tử - Thiết kế vi mạch
===
Ngày nay nền công nghiệp vi mạch đã được nâng lên hàng đầu và trở thành một trong những ngành công nghiệp chiến lược của nhiều quốc gia bởi vì Vi mạch (microcircuits), hay Mạch tích hợp (Integrated Circuits - IC), là linh kiện cơ bản, là trái tim, là bộ não của các thiết bị máy điện tử. Nói cách khác, tất cả các máy móc, thiết bị có ứng dụng công nghệ thông tin, tự động, đo lường, tính toán, v.v. phục vụ cho mọi hoạt động của xã hội ngày nay đều đựoc tạo ra từ các IC. Với tầm quan trọng như vậy, Bộ môn “Vật lý điện tử - thiết kế vi mạch” đã chọn hướng nghiên cứu khoa học chính của bộ môn là “Thiết kế vi mạch” với những mục đích cụ thể như sau:
Đào tạo những kỹ sư lành nghề và thiết kế vi mạch
Chuyển giao công nghệ thiết kế vi mạch
Tham gia đào tạo sau đại học và thiết kế vi mạch
Nghiên cứu thiết kế các vi mạch phục vụ cho nhu cầu của các nền công nghiệp liên quan.
Bộ môn Robotics và Mechatronics
Đào tạo Kỹ sư và Thạc sỹ theo hướng thíêt kế robot và các hệ thống cơ điện tử. Hướng nghiên cứu chính là thiết kế và chế tạo các robot và các hệ điều khiển cho các sản phẩm cơ điện, các phần mềm điều khiển tự động hóa trong công nghiệp.