Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đinh Thị Vân”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 9:
Thân phụ bà là ông Đinh Đức Hợp, từng học chữ Quốc ngữ tại trường Xuân Bảng, huyện Xuân Trường cùng với người em là Đinh Văn Bính. Ông Hợp về sau bỏ học, về làng làm nghề thầy thuốc trị bệnh cứu người. Ông có 2 đời vợ. Người vợ đầu là bà Nguyễn Thị Mộc, sinh cho ông được 3 con trai và 2 người con gái. Sau khi bà Mộc qua đời, ông Hợp tái giá với em bà Mộc là bà '''Nguyễn Thị Quì (1)''', và sinh một người con gái đặt tên là '''Đinh Thị Mậu'''.
 
Sau khi sinh được 6 tháng, thân phụ bà qua đời. Anh em bà được sự nuôi nấng và dạy dỗ của người ông nội Đinh Mẫn Cấp, sớm chịu ảnh hưởng tinh thần dân tộc chống lại quyền thống trị của thực dân Pháp. Năm 1933, được 2 người anh cùng cha khác mẹ là Đinh Lai Hạp và '''Đinh Thúc Dự (2)''' , vốn là những đảng viên [[Đảng Cộng sản Đông Dương]], vận động tham gia hoạt động cách mạng, bà làm giao thông liên lạc, cất giữ tài liệu bí mật của Đảng và tham gia tổ chức nhóm “Ái hữu tương tế”, nuôi dưỡng, bảo vệ cán bộ cách mạng hoạt động tại địa phương… Thời gian này bà lập gia đình với một người cùng quê, từ đó mọi người thường gọi tên bà theo tên chồng là '''Vân'''. Cái tên '''Đinh Thị Vân''' ra đời từ đó.
 
Năm 1940, người chị dâu cả qua đời, bà nuôi ăn học 2 người cháu ruột là Đinh Xuân Mẫn và Đinh Văn Năng. Cả hai về sau đều tích cực tham gia hoạt động cho [[Mặt trận Việt Minh]].
Dòng 19:
[[Hình:Dinh Thi Van - 02.jpg|nhỏ|phải|150px| Bà Đinh Thị Vân (1954)]]
==Hoạt động tình báo==
Cuối năm 1953, bà được Trung ương đều động tham gia công tác đặc biệt bí mật. Bấy giờ, hoàn cảnh gia đình bà đang gặp khó khăn, thân mẫu già yếu, chồng luôn bị đau ốm. Bà đã chủ động đề nghị để chồng lấy vợ khác để có người chăm sóc. Bà cũng chủ động đi hỏi bà Nguyễn Thị Sen (người [[Vụ Bản]], Nam Định) về làm vợ cho chồng mình và bố trí người cháu ruột là '''Đinh Quang Tỉnh (23)''' làm con nuôi của vợ chồng ông Vân bà Sen. Sau khi đã bố trí xong chuyện gia đình, bà bắt tay vào thực hiện công tác.
 
Tháng 6 năm 1954, bà chính thức được điều động vào quân đội, nhận công tác tại Cục Nghiên cứu Tổng tham mưu - Bộ Quốc phòng (tiền thân của Tổng cục 2 ngày nay), được giao nhiệm vụ về [[Hà Nội]] rồi xuống [[Hải Phòng]] hoạt động bí mật với bí danh '''Trần Thị Mỹ''' để gây dựng cơ sở, tìm hiểu những ý đồ chiến lược của quân Pháp… Bà đã cung cấp nhiều tin tức quan trọng để cấp trên chỉ đạo thắng lợi và giành thế chủ động trong thời gian “300 ngày tập kết”.
Dòng 75:
==Chú thích==
[[Hình:Bà Nguyễn Thị Quì.jpg|nhỏ|phải|150px|Bà Nguyễn Thị Quì (1954) ]]'''(1) Bà Nguyễn Thị Quì ''' (thân mẫu của anh hùng Đinh Thị Vân) - Người được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng thưởng “Đồng tiền vàng” vì có công lao đóng góp cho cách mạng và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bà là em ruột của bà Nguyễn Thị Mộc vợ cả ông Đinh Đức Hợp.
'''(2) Đinh Thúc Dự''' (là anh cùng cha khác mẹ với anh hùng Đinh Thị Vân)
- Tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1930. Năm 1933 là Bí thư đầu tiên của chi bộ Đông An, Xuân Thành, Xuân Trường, Nam Định. Ông là người lãnh đạo chủ chốt của địa phương vùng lên giành lại Phủ Xuân Trường trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
- Sau Cách mạng Tháng Tám, ông đã kinh qua các cương vị: Huyện đội trưởng Quân sự Xuân Trường; Bí thư Huyện Ủy; Chủ tịch UBHC-KC Huyện Xuân Trường; Phó Chủ tịch Tỉnh Nam Đinh; Phó Bí thư Tỉnh Ủy Tỉnh Nam Định.
Là đại biểu chính thức tham dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 2, tổ chức tại Tuyên Quang, tháng 2 năm 1951. Ông hy sinh năm 1952.
- Ông được truy tặng Huân chương Kháng chiến chống Pháp Hạng Hai (Chủ tich Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 22/LCT Đợt I - Năm 1961). Năm 1982, Bộ Thương Binh và Xã hội công nhận ông Đinh Thúc Dự là Liệt sỹ.
 
'''(23) Đinh Quang Tỉnh ''' (người con nuôi) trong bài viết này là Họa sỹ Đinh Quang Tỉnh - biệt danh:Ba Tỉnh, là chủ bút trang Web: batinh.com
 
==Liên kết ngoài==