Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Việt Minh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Soranto (thảo luận | đóng góp)
Soranto (thảo luận | đóng góp)
Dòng 176:
== Xung đột với các nhóm chính trị đối lập ==
Các nhóm chính trị này một thời gian ngắn 1945 - 1946 hợp tác với Việt Minh, sau đó chống lại Việt Minh. Các cuộc xung đột giữa Việt Minh với các lực lượng này có rất nhiều lý giải. Phe đối lập thường tố cáo Việt Minh muốn độc quyền lãnh đạo, hay cộng sản hóa, theo đường lối Quốc tế cộng sản, còn Việt Minh tố cáo các nhóm này là Việt gian, phản động, "tay sai" nước ngoài như phát xít Nhật, phát xít Pháp, và Đệ tứ cộng hòa Pháp hay Trung Hoa dân quốc ... hoặc phá hoại đoàn kết dân tộc, phá hoại kháng chiến.
===[[Việt Nam Quốc dân Đảng]]===
Ngày 12/7/1946, [[Việt Nam Công an vụ]] do [[Lê Giản]] làm Giám đốc theo ý kiến chỉ đạo của [[Trường Chinh]] (Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương, khi đó rút vào hoạt động bí mật. Chức danh công khai là [[Hội trưởng]] [[Hội nghiên cứu Chủ nghĩa Mác ở Đông Dương]])<ref>[http://vnca.cand.com.vn/vi-vn/truyenthong/2005/9/50213.cand Vụ án Ôn Như Hầu qua lời kể của Đại tá Trần Tấn Nghĩa, Báo Công an Nhân dân Điện tử, 8:40, 28/08/2005], Trích: "''Theo ông kể, cuối tháng 6/1946, Nha Công an Trung ương nhận được nguồn tin của cơ sở phát hiện được âm mưu của thực dân Pháp câu kết với bọn phản động Quốc dân Đảng đang chuẩn bị thực hiện âm mưu đảo chính chính phủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau khi xin ý kiến trung ương về âm mưu thâm độc này, đồng chí Trường Chinh, Tổng Bí Thư đảng ta lúc bấy giờ đã cho ý kiến chỉ đạo phải tập trung trấn áp bọn phản cách mạng, nhưng phải có đủ chứng cứ.''"</ref>, đã thực hiện phá [[vụ án phố Ôn Như Hầu]], lực lượng công an xung phong đã thực hiện khám xét các trụ sở Việt Nam quốc dân đảng tại Hà Nội, bắt tại chỗ nhiều thành viên của Việt Nam quốc dân đảng cùng nhiều tang vật như truyền đơn, vũ khí, dụng cụ tra tấn, đồng thời phát hiện nhiều xác chết tại đó... Người ký lệnh khám xét trụ sở và bắt các thành viên Việt Nam Quốc dân Đảng là Phó chủ sự của Việt Minh.<ref>[http://vnca.cand.com.vn/vi-vn/truyenthong/2005/9/50213.cand Vụ án Ôn Như Hầu qua lời kể của Đại tá Trần Tấn Nghĩa, Báo Công an Nhân dân Điện tử, 8:40, 28/08/2005], Trích: ''Nghe vậy, Phan Kích Nam cười ngạo nghễ, cầm tờ mệnh lệnh đọc qua và nói rành rọt: “Chú em ngây thơ ơi. Tại sao các người ký lệnh bắt, khám trụ sở của một đảng. Ta là Đại biểu Quốc hội, là bất khả xâm phạm mà người ký lệnh bắt ta lại là Phó chủ sự của Việt Minh, là cái thá gì mà có sự lạ đời như vậy. Phải có ý kiến Chính phủ của ông Hồ Chí Minh thì mới nói chuyện với Phan Kích Nam này được”''.</ref> Theo điều tra của [[Nha công an]], Việt Nam quốc dân đảng đang chuẩn bị những hành động khiêu khích rất nghiêm trọng. Dự định các thành viên của Việt Nam quốc dân đảng sẽ phục sẵn dọc đường quân Pháp diễu qua nhân ngày quốc khánh Pháp, bắn súng, ném lựu đạn, rồi tung truyền đơn hô hào lật đổ chính quyền và đứng ra bắt tay với Pháp.<ref>Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng tập Hồi ký, Những năm tháng không thể nào quên, trang 290</ref> Mục đích của Việt Nam quốc dân đảng là tạo ra những chuyện rắc rối giữa Pháp và Chính phủ, gây sự phá hoại hòa bình từ đó lật đổ chính quyền.<ref>[http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn/default.aspx?param=1303aWQ9Mjg1OSZncm91cGlkPTMma2luZD0ma2V5d29yZD0=&page=3 Từ điển Bách khoa Việt Nam]</ref>
 
===[[Đại Việt Quốc dân Đảng]]===
Sau khi giành được chính quyền, ngày [[5 tháng 9]] năm [[1945]], nhân danh Chủ tịch [[Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]], Bộ trưởng Nội vụ [[Võ Nguyên Giáp]] đã ký Sắc lệnh số 8 giải thể Đại Việt Quốc dân Đảng vì cho rằng ''"Đại Việt quốc gia xã hội Đảng đã tư thông với ngoại quốc để mưu những việc có hại cho sự độc lập Việt Nam và '''Đại Việt Quốc dân Đảng''' đã âm mưu những việc hại cho sự độc lập quốc gia và nền kinh tế Việt Nam"''<ref name="law1">[http://www.vietlaw.gov.vn/LAWNET/docView.do?docid=7&type=html&searchType=fulltextsearch&searchText= Sắc lệnh số 8 ngày 5 tháng 9 năm 1945]</ref><ref name="law2">[http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&_page=616&mode=detail&document_id=433 Sắc lệnh số 8 ngày 5 tháng 9 năm 1945, Website Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam]</ref>
 
Dòng 194:
Trong ngày 12/7/1946, sau khi báo cáo với [[Võ Nguyên Giáp]], [[Nguyễn Tạo]] cùng với [[Lê Giản]] và [[Nguyễn Tuấn Thức]] tổ chức chỉ huy lực lượng công an bao vây khám xét trụ sở của đảng Đại Việt tại số 132 Duvigneau, do phát hiện Đại Việt cấu kết với Pháp âm mưu tiến hành đảo chính chính quyền cách mạng đúng vào ngày quốc khánh Pháp 14/7/1946. Khi thực hiện cuộc bao vây khám xét này, lực lượng công an chưa có chứng cứ cụ thể và chưa có lệnh của cấp trên. Nhưng vẫn thực hiện bao vây khám xét để các thành viên Đại Việt không có thời gian rút vào bí mật và tẩu tán truyền đơn, hiệu triệu lật đổ chính quyền. Tại trụ sở của Đại Việt, lực lượng công an đã tìm thấy nhiều truyền đơn, hiệu triệu chưa kịp tẩu tán cùng nhiều súng ống, lựu đạn.<ref>[http://kienthuc.net.vn/channel/1988/201103/Con-trai-ong-tien-thuoc-nam-pha-vu-an-on-Nhu-Hau-1791761 Con trai "ông tiên thuốc nam" phá vụ án Ôn Như Hầu, Báo điện tử Kiến Thức - Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam]</ref>
 
===[[Đại Việt Quốc gia Xã hội Đảng ]]===
Sau khi giành được chính quyền, ngày [[5 tháng 9]] năm [[1945]], nhân danh Chủ tịch [[Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]], Bộ trưởng Nội vụ [[Võ Nguyên Giáp]] đã ký Sắc lệnh số 8 giải thể [[Đại Việt Quốc gia Xã hội Đảng]] do [[Trần Trọng Kim]] tổ chức vì cho rằng ''"'''Đại Việt quốc gia xã hội Đảng''' đã tư thông với ngoại quốc để mưu những việc có hại cho sự độc lập Việt Nam và Đại Việt Quốc dân Đảng đã âm mưu những việc hại cho sự độc lập quốc gia và nền kinh tế Việt Nam"''<ref name="law1">[http://www.vietlaw.gov.vn/LAWNET/docView.do?docid=7&type=html&searchType=fulltextsearch&searchText= Sắc lệnh số 8 ngày 5 tháng 9 năm 1945]</ref><ref name="law2">[http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&_page=616&mode=detail&document_id=433 Sắc lệnh số 8 ngày 5 tháng 9 năm 1945, Website Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam]</ref>
 
===[[Đại Việt Duy dân Cách mệnh Đảng]]===
Trong thời gian quân Tưởng vào miền Bắc, Đại Việt Duy dân tìm cách thâm nhập gây cơ sở ở Hòa Bình, xây dựng Hòa Bình thành căn cứ. Đại Việt Duy dân liên kết với một số lang đạo chống chính quyền, lôi kéo một số lang đạo có thái độ hai mặt trong bộ máy chính quyền các cấp và được số này che chở. Vì vậy, cơ sở Đại Việt duy dân phát triển khá nhanh bao gồm một số huyện của tỉnh [[Hà Đông]] (cũ), [[Ninh Bình]], [[Hà Nam]], [[Hòa Bình]]. Đảng Đại Việt Duy dân chọn [[Mường Diềm]] làm căn cứ chính của Đại Việt Duy dân ở Hòa Bình. Được các lang đạo giúp đỡ, Đại Việt Duy dân đã tích cực xây dựng lực lượng vũ trang bằng cách đưa thành viên từ miền xuôi lên, tập hợp thành viên ở địa phương, thành lập được một số đơn vị, mở một vài lớp huấn luyện quân sự...
 
Dòng 208:
Do nắm được kế hoạch của Đảng Đại Việt Duy dân nên trước ngày Đại Việt Duy dân định khởi sự, Ban cán sự Đảng tỉnh Hòa Bình đã chỉ đạo lực lượng vũ trang, công an tiêu diệt các toán vũ trang của Đại Việt Duy dân ở Lạc Sơn, Kỳ Sơn, Cao Phong, Lương Sơn, thị xã Hòa Bình. Để tiêu diệt căn cứ của Lý Đông A tại vùng Mường Diềm, Ban cán sự Đảng tỉnh đã dùng mưu dụ toán vũ trang của Đại Việt Duy dân ra khỏi hang ổ. Lực lượng chiến đấu của Ban cán sự Đảng tỉnh Hòa Bình đã tiêu diệt và bắt sống đại bộ phận lãnh đạo và lực lượng vũ trang của Đại Việt Duy dân tại Bến Chương. Đảng trường Lý Đông A bị giết tại Bến Chương thuộc xã Hiền Lương - Mai Đà.<ref name="lichsudang"></ref>
 
===[[Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội]]===
Ngày [[30 tháng 3]] năm [[1945]], tướng Tiêu Văn tới [[Côn Minh]] tổ chức các ''Ủy ban hành động'' (sau gọi là ''Lữ đoàn hành động'') gồm tàn quân Phục quốc do các thành viên Việt Cách chỉ huy{{fact}}. Trong hồi ký ''Những năm tháng không thể nào quên'', đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận định mục đích của Việt Quốc, Việt Cách để mở đường, tạo dựng cơ sở cho [[Quân đội Trung Hoa Dân quốc]] vào Việt Nam<ref>Võ Nguyên Giáp, ''Những năm tháng không thể nào quên'', NXB Trẻ, 2009. Trang 33, 34, 35, 36.</ref>, gây xung đột vũ trang với Quân giải phóng<ref>Hoàng Tường. Việt Nam đấu tranh 1930-54. Westminster, CA: Văn Khoa, 1982.</ref> và cướp chính quyền các địa phương<ref>Võ Nguyên Giáp, ''Những năm tháng không thể nào quên'', NXB Trẻ, 2009. Trang 35</ref><ref>Lê Mậu Hãn (chủ biển), Trần Bá Đệ, Nguyễn Văn Thư, ''Đại cương lịch sử Việt Nam - Tập 3'', NXB Giáo dục, 2007. Trang 10.</ref>... Ngày 11 tháng 5, các Lữ đoàn hành động theo 4 hướng vượt biên giới. Tuy nhiên trong 4 cánh quân này khi xung đột vũ trang với Việt Minh thì 3 cánh quân (do Lê Tùng Sơn, Bồ Xuân Luật và Trương Trung Phụng chỉ huy) đã hạ vũ khí, tự giải giáp hoặc gia nhập lực lượng quân đội quốc gia của Việt Minh, chỉ có một cánh quân do Vũ Kim Thành chạy về vùng Hải Ninh rồi bị tiêu diệt. Bồ Xuân Luật sau đó làm Bộ trưởng trong Chính phủ liên hiệp.
 
Riêng Nguyễn Hải Thần thì về Hà Nội lập trụ sở ở đường Quan Thánh phố Cửa Bắc, tìm cách vận động dân chúng nội thành ủng hộ. Việt Cách bắc loa tố cáo Việt Minh là [[cộng sản]]; sự việc dẫn đến xô xát giữa những đám người ủng hộ và chống đối.<ref>Hoàng Tường. tr 75</ref>
 
===[[Hoà Hảo]]===
Ngày [[14 tháng 8]] năm [[1945]], Huỳnh Phú Sổ cùng [[Hồ Văn Ngà]], [[Trần Văn Ân]], [[Nguyễn Văn Sâm]], [[Trần Văn Thạch]]... thành lập Mặt trận Quốc gia Thống nhất.{{fact}}
 
Dòng 232:
Ngày [[16 tháng 4]] năm 1947 Huỳnh Phú Sổ đột ngột mất tích khi đến Tân Phú, [[Đồng Tháp Mười]] để hòa giải sự xung đột giữa Việt Minh và Phật Giáo Hòa Hảo. Theo tài liệu của Tây phương và [[Việt Nam Cộng hòa]] thì giáo chủ Huỳnh Phú Sổ bị [[Việt Minh]] thủ tiêu.<ref>Savani, A. M. Trang 90.</ref><ref>Dommen, Arthur. Trang 186.</ref><ref>Minh Võ. Trang 282.</ref>
 
===[[Cao Đài]]===
Sau khi giành được chính quyền cuối [[tháng 8]] năm [[1945]], nhiều chức sắc Cao Đài được chính quyền [[Việt Minh]] mời ra tham chính. Tại Tây Ninh, một tín đồ Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh là ông Trương Văn Xương được mời làm Phó Chủ tịch Ủy ban Hành chánh tỉnh, một chức sắc Cao Đài thuộc Tòa Thánh Tây Ninh khác là [[Giáo sư (Cao Đài)|Giáo sư]] Thượng Chữ Thanh (Đặng Trung Chữ) được mời làm cố vấn.
 
Dòng 245:
Bất đồng với sự hợp tác này, một số chức sắc Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh tham gia kháng chiến đã gia nhập Cao Đài Cứu Quốc, mở rộng thành Cao Ðài Cứu Quốc 12 phái Hiệp Nhứt. Các lực lượng vũ trang của Cao Đài Cứu Quốc được tập hợp thành Trung đoàn 124, chiến đấu cho đến hết cuộc [[Kháng chiến chống Pháp]] dưới quyền chỉ huy của [[Việt Minh]]. Phản ứng trước việc này, lãnh đạo Tòa Thánh Tây Ninh tuyên bố trục xuất các chức sắc và tín đồ Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh nào tham gia [[Cao Đài Cứu Quốc]].{{fact}}
 
===[[Trotskyist]]===
Tạ Thu Thâu là một lãnh tụ ái quốc nổi bật. Là người tổ chức và lãnh đạo phong trào Tả Đối lập Trốt-kít (L'''Opposition de Gauche''), ông hoạt động cách mạng bằng nhiều phương tiện. Về báo chí, ông xuất bản tờ ''Vô sản'' ([[tháng 5]] năm [[1932]]), làm báo Pháp ngữ ''La Lutte'' (Tranh đấu; [[tháng 4]] năm 1933); nhóm trí thức làm báo này được gọi là "Les Lutteurs" (nhóm Tranh đấu) theo tên tờ báo. Có tên trong đó còn có [[Nguyễn An Ninh]], [[Phan Văn Hùm]], Huỳnh Văn Phương, Trần Văn Thạch và Dương Bạch Mai. Vì những hoạt động này Tạ Thu Thâu bị kết án hai năm tù treo.{{fact}}
 
884

lần sửa đổi