Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vườn quốc gia Cát Tiên”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Soranto (thảo luận | đóng góp)
Soranto (thảo luận | đóng góp)
Dòng 29:
 
== Lịch sử ==
Năm 1978, Vườn quốc gia này được bảo tồn và được chia thành 2 khu vực: Nam Cát Tiên và Tây Cát Tiên. Khu vực Cát Lộc phía bắc Cát Tiên cũng được bảo tồn do ở đây có loài [[tê giác Java]] sinh sống. Chính nhờ loài tê giác này đã làm khu bảo tồn này được cộng đồng thế giới quan tâm. Tuy nhiên, ngày 25 tháng 10 năm 2011, Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên nhiên và Quỹ Bảo tồn Tê giác Quốc tế công bố loài tê giác Java đã chính thức tuyệt chủng tại Việt Nam<ref>[http://vnexpress.net/gl/khoa-hoc/2011/10/te-giac-mot-sung-tuyet-chung-o-viet-nam Tê giác một sừng tuyệt chủng ở Việt Nam, VnExpress]</ref>. Một cuốn hút khác của rừng Cát Tiên là sự tồn tại của đàn [[bò tót]] khổng lồ nặng trên hàng tạ, với số lượng khoảng 70-80 con, hiện cũng đang có nguy cơ tuyệt chủng cao do bị săn bắn trộm và mất chỗ ở vì rừng bị chặt phá. Năm 1998, ba khu này được sáp nhập thành vườn quốc gia. Thử nghiệm đa dạng sinh học gần đây nhất (2004) là việc thả 38 con cá sấu gốc Thái Lan vào hồ Bầu Sấu ở giữa rừng. Phát hiện khảo cổ trong khu vực giữa rừng này đang đặt ra dấu hỏi có một nền văn minh cổ đã tồn tại ở đây.
 
Trong thời kỳ [[Chiến tranh Việt Nam]], khu vực này bị chất độc da cam của quân đội [[Hoa Kỳ]] hủy hoại nặng nề. Những khu vực bị rải [[chất độc da cam]] ngày nay chỉ có các loại tre, cỏ mọc, không có các loại cây lớn, cụ thể cho thấy số lượng thú rừng trước và sau chiến tranh giảm đáng kể.{{cần chú thích}} Ngoài ra, các dân tộc sinh sống quanh rừng đã đốt, phá rừng để làm nương rẫy gây ảnh hưởng không nhỏ đến rừng.
884

lần sửa đổi