Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh nhân dân”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Soranto (thảo luận | đóng góp)
Soranto (thảo luận | đóng góp)
Dòng 38:
Về phía nhân dân, ngay từ đầu đã tự lập các đội vũ trang chống Pháp, bảo vệ làng xã, phố phường, tiến hành các hoạt động du kích gây rối quân Pháp, sẵn sàng đem lực lượng hỗ trợ quan quân giữ thành… Nhiều nét mới về tổ chức lực lượng, tư tưởng vận động [[cách mạng]] và kháng chiến xuất hiện, như dựa vào dân, giữ hiểm địa để tiến tới đánh vào vùng Hà Nội ([[khởi nghĩa Yên Thế]], [[khởi nghĩa Bãi Sậy]]); lập kế hoạch phối hợp giữa đánh chiếm bằng lực lượng quân sự với nổi dậy của dân (vụ [[Hà thành đầu độc]], khởi nghĩa Yên Thế); thực hiện vận động chiến đánh địch càn quét (hai [[trận Cầu Giấy]])… Nhưng trong tình thế thiếu sự lãnh đạo tập trung và đường lối đúng đắn, nên các phong trào này không đủ sức đi đến chiến thắng cuối cùng. Một số trào lưu khác chủ trương ám sát cá nhân, đầu độc, manh động, bạo động non… do không phát động được toàn dân tham gia, nên cuối cùng cũng thất bại.
 
===[[Chiến tranh Đông Dương]] (1945-541954)===
 
Chiến tranh toàn dân bảo vệ và giải phóng đất nước trong [[Cách mạng Tháng Tám]] và [[kháng chiến chống Pháp]] là cuộc chiến tranh toàn dân đã có sự phát triển nhảy vọt về chất, không chỉ về đường lối mà còn trong bối cảnh thế giới đã thay đổi toàn diện so với các cuộc kháng chiến trước. Trong thời đại hỏa khí, đối thủ là cường quốc thực dân trang bị hiện đại, không còn có sự ngang bằng về công nghệ vũ khí như trước. Về đường lối, chiến tranh toàn dân không chỉ gói gọn trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam mà còn phải tranh thủ được sự ủng hộ của quốc tế và người dân ngay tại chính quốc của đối phương.
884

lần sửa đổi