Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh Việt Nam (miền Nam, 1954–1959)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Saruman (thảo luận | đóng góp)
Soranto (thảo luận | đóng góp)
Dòng 64:
Tổng thống Ngô Đình Diệm có lực lượng chính trị hậu thuẫn mạnh ở thành thị là lực lượng [[Công giáo]],chủ yếu là các giáo dân [[Cuộc di cư Việt Nam, 1954|di cư từ miền Bắc]]. Tuy nhiên Công giáo là tôn giáo mới du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ 16, số tín đồ Công giáo ít hơn các tôn giáo khác tồn tại ở Việt Nam lâu đời hơn. Tổng thống Ngô Đình Diệm là người Công giáo, lại bố trí nhiều nhân vật Công giáo vào chính phủ{{fact}} nên ông bị kết tội thiên vị tôn giáo của mình. Khi xảy ra cuộc khủng hoảng Phật giáo năm 1963, sau khi mọi nhượng bộ của chính quyền đều không mang lại hiệu quả {{fact}}, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã chọn giải pháp vũ lực để giải quyết khủng hoảng nên tự làm mất sự ủng hộ cả trong và ngoài nước, và gây ra những xáo trộn rất lớn cho chính trường và xã hội. Cũng chính điều này làm khởi phát cuộc đảo chính của [[Quân lực Việt Nam Cộng hoà]] chống lại Tổng thống Ngô Đình Diệm vào tháng 11 năm [[1963]].
 
Các tôn giáo Hòa Hảo, Cao Đài không phải chỗ dựa chính chính quyền Việt Nam Cộng hòa, đa số lựa chọn thái độ trung lập, cả một bộ phận dân tộc miền núi. ''Ảnh hưởng của chúng ngay cả trong từng lớp trên người Thượng còn kém hơn Pháp trước đây nhiều''<ref> Báo cáo của Bộ Chính trị tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 15 (mở rộng) Họp từ ngày 12 đến 22-1-1959</ref>. Theo nhận định của Đảng cộng sản về Công giáo: ''Công giáo: Trước hoà bình tổng số đồng bào Công giáo chỉ khoảng 324.630, nay cộng thêm vào số đồng bào miền Bắc di cư vào có khoảng 711.714 (theo tài liệu của báo chí miền Nam). Mấy năm qua Mỹ - Diệm cố gắng phát triển Công giáo để làm hậu thuẫn cho chúng. Chúng đạt được một số kết quả ở vài nơi ở Liên khu V; trong những vùng bị khủng bố nặng nề, có nhiều người vào Công giáo để tránh khủng bố; ở Nam Bộ cũng làm như thế, nhưng Công giáo không phát triển nổi. Số Công giáo người miền Nam, nhất là ở Nam Bộ, trước đây đoàn kết tốt với đồng bào lương và tham gia kháng chiến, đến nay nói chung quan hệ tốt đó vẫn được duy trì. Những cha cố Công giáo di cư vào không lôi kéo được họ. Công giáo di cư khi mới vào nói chung đều ủng hộ Diệm, tích cực chống ta''.<ref> Báo cáo của Bộ Chính trị tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 15 (mở rộng) Họp từ ngày 12 đến 22-1-1959</ref>. ''Các tín đồ tôn giáo (Cao Đài, Hoà Hảo, Phật Giáo, v.v.), đại đa số là nông dân, đều có mâu thuẫn với chính quyền Mỹ - Diệm về quyền lợi dân tộc, quyền lợi tôn giáo và quyền lợi giai cấp. Ngay cả trong Công giáo, cũng có bộ phận theo Diệm và có bộ phận chống Diệm.''<ref>Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 15 (mở rộng) về tăng cường đoàn kết, kiên quyết đấu tranh giữ vững hoà bình, thực hiện thống nhất nước nhà</ref>
 
Một bộ phận dân tộc miền núi cũng không ủng hộ Chính phủ Việt Nam Cộng hòa.<ref> Báo cáo của Bộ Chính trị tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 15 (mở rộng) Họp từ ngày 12 đến 22-1-1959, Trích :''Ảnh hưởng của chúng ngay cả trong từng lớp trên người Thượng còn kém hơn Pháp trước đây nhiều''</ref>
 
Hoa Kỳ, lúc đó, là đồng minh quan trọng nhất của Việt Nam Cộng hoà. Thiếu sự viện trợ của họ Việt Nam Cộng hoà không thể chống chọi được với miền Bắc. Quyền lợi toàn cầu của Hoa Kỳ đòi hỏi họ phải ủng hộ một miền Nam Việt Nam "phi cộng sản, theo chủ nghĩa dân tộc" và có thể đối đầu với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Khi các rối loạn xảy ra, lý tưởng dân chủ bị xâm phạm thì tất yếu sự ủng hộ của Hoa Kỳ cho chính phủ Ngô Đình Diệm cũng sẽ xấu đi.