Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trần Trọng Kim”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 23:
Việc Nhật nắm quyền kiểm soát vào thời điểm 1945 đã gây ra những hậu quả tai hại cho Việt Nam như [[Nạn đói năm Ất Dậu, 1944-1945|nạn đói năm Ất Dậu]], chính phủ Trần Trọng Kim tuy muốn nỗ lực cứu đói nhưng phương tiện, nhân lực đều do quân Nhật nắm và nhất là giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển từ Nam ra Bắc đều bị quân đồng minh cắt đứt nên không làm tình hình được cải thiện. Theo Tiến sĩ Lê Mạnh Hùng thì ''"Với an ninh, quốc phòng và kinh tế tài chánh đều nằm trong tay quân đội Nhật, tất cả những gì mà chính phủ Trần Trọng Kim có thể đạt được trong việc dành lại chủ quyền cho Việt Nam thực tế là chỉ có tính cách biểu tượng. Nhưng trong tình huống Đông Dương vào năm chót của thế chiến thứ hai, biểu tượng đóng một vai trò rất quan trọng. Biết rằng thất bại của Nhật Bản chỉ là một vấn đề thời gian, Trần Trọng Kim và chính phủ của ông đưa ra một chương trình nhằm thay đổi tâm lý người Việt đến mức mà đất nước sẽ không thể trở lại tình trạng thuộc địa nữa một khi chiến tranh chấm dứt...".'' <ref>Ts Lê Mạnh Hùng trả lời phỏng vấn đài RFA 2006-04-15. Trích đăng lại tại [http://dactrung.net/phorum/tm.aspx?m=96851&mpage=23&key=&#236082]</ref>
 
Khi quân Nhật thất trận sắp đầu hàng [[Đồng Minh]], [[Nội các Trần Trọng Kim (tháng 4, 1945)|chính phủ Trần Trọng Kim]] cũng chỉ tồn tại được đến ngày [[23 tháng 8]] năm 1945 thì sụp đổ.
Tuy nhiên, trong thời gian ngắn ngủi, chính phủ này cũng đã làm được một việc quan trọng là thống nhất về mặt danh nghĩa đất [[Nam Kỳ]] vào đất nước Việt Nam; và thay chương trình học bằng [[tiếng Pháp]] sang chương trình học bằng [[tiếng Việt]], do học giả [[Hoàng Xuân Hãn]] biên soạn.

-Hành chánh được cải tổ với việc dùng chử Việt trong tất cả các giao dịch cuả c/p ngoại trừ lãng vực y tế và các văn thư liên lạc với Pháp hoặc các công ty người Trung Hoa.

Bộ trưởng Bộ thanh niên [[Phan Anh]] đã thành lập đoàn Thanh niên Tiền tuyến, Thanh niên Xã hội. Trường Thanh niên tiền tuyến đã đào tạo ra nhiều tướng lĩnh, sĩ quan của [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] sau này.
 
Đặc biệt một trong những việc chính phủ Trần Trọng Kim làm được là việc lấy gạo từ miền Nam ra cứu đói người miền Bắc. Quốc lộ và đường tầu hoả nối liền Nam Bắc bị phi cơ Mỹ đánh phá tan nát nhiều nơi, nhiều cầu bị bom đánh sập, xe ô tô, tầu hoả đến đó phải ngừng lại. Người, hàng hoá trên tầu xe phải xuống đi bộ, dùng sức người khiêng, qua chỗ cầu đổ, sang bên kia sông, lên tầu, xe chờ ở đó tiếp tục đi. Việc vận chuyển như thế gọi là “tăng-bo”, do tiếng transport của Pháp. Việc “tăng-bo” vất vả, mất công và tốn tiền. Vậy mà chính phủ Trần Trọng Kim, cũng mang được một số gạo khá lớn từ trong Nam ra Bắc bán cho dân ở những thành phố.
Cụ [[Nguyễn Văn Tố]] (người sau này là Bộ trưởng Bộ Cứu tế Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) được trao nhiệm vụ Hội trưởng Hội Cứu Tế miền Bắc. Đích thân Bộ trưởng Cứu tế Nguyễn Hữu Thí vào Sài Gòn để đôn đốc tải gạo ra miền Bắc và Bác Sĩ Nguyễn Văn Thinh được bầu làm Chủ tịch Hội cứu tế miền Nam hoạt động tích cực trong giới thương gia, điền chủ và Hoa Kiều để trợ giúp Chính phủ lo cứu đói.
 
===Lưu vong và hồi hương===