Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tân Việt Cách mệnh Đảng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Tập tin Flag_of_the_Republic_of_Dai_Viet.png đã bị bỏ ra khỏi bài vì nó đã bị xóa ở Commons bởi High Contrast vì lý do Spam/out of scope.
Dòng 37:
Năm 1928 [[Việt Nam Quốc dân Đảng]] cử Hoàng Văn Tùng liên lạc với Đảng Tân Việt trong khi Nguyễn Ngọc Sơn và Lê Văn Phúc thương thảo với [[Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên]] hầu tìm cách thống nhất tất cả các phần tử chống thực dân Pháp nhưng không đạt được sự đồng thuận nên ba nhóm này tiếp tục con đường riêng.<ref>[http://www.vietquoc.org/modules.php?name=News&file=article&sid=924 Hoàn cảnh chính trị vào đầu thế kỷ 20]</ref>
Sang năm sau, 1929 thì [[Lê Huân]] thuộc Đảng Tân Việt bị [[Liên bang Đông Dương|nhà chức trách Pháp]] bắt giam. Trong khi trong ngục, ông [[tuyệt thực]] rồi mổ bụng tự sát.<ref>[http://www.vietgle.vn/trithucviet/detail.aspx?key=L%C3%AA+Hu%C3%A2n&type=A5 Lê Huân]</ref> Phó đảng trưởng là Lê Đình Kiên cũng bị bắt đến năm 1933 mới phóng thích.<ref>[http://www.vietgle.vn/trithucviet/detail.aspx?t=1&pid=7872&key=Nguy%e1%bb%85n+%c4%90%c3%acnh+Ki%c3%aan&type=A0 Nguyễn Đình Kiên]</ref>
 
Những nhân vật khác có chân trong Đảng là [[Nguyễn Hiệt Chi]], [[Trần Hoành]], Lê Đại,<ref>[http://www.tuyettran.de/index.php?id=187 Bản án Nguyễn đình Kiên]</ref> [[Đào Duy Anh]],<ref>[http://www.tusachnghiencuu.org/essay/vhq_vaikhuynhhuong.htm Vài khuynh hướng đương đại]</ref> và [[Tôn Quang Phiệt]]. Tôn Quang Phiệt từng đóng góp nhiều bài luận đăng trên báo ''[[Nam Phong tạp chí|Nam Phong]]'' kêu gọi tuổi trẻ Việt đoàn kết, kỷ luật và hành động để tìm công lý cho dân tộc.<ref>Ho Tai, Hue-Tam. tr 85-6</ref>
 
Đảng Tân Việt hoạt động trong điều kiện [[Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên]] phát triển mạnh nên các đảng viên Đảng Tân Việt chịu ảnh hưởng từ tư tưởng của [[Nguyễn Ái Quốc]], tác phẩm [[Đường Kách Mệnh]] được coi như kim chỉ nam của hội viên Đảng Tân Việt. Một số đảng viên trẻ gia nhập [[Hội Việt Nam cách mạng thanh niên]], một số đảng viên còn lại thì ở lại tích cực chuẩn bị thành lập một chính đảng theo [[chủ nghĩa Mác-Lênin]] và tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc, còn một số khác thì chủ trương thành lập [[Liên đoàn Quốc gia]].