Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vương quốc Lưu Cầu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cnbhnihon (thảo luận | đóng góp)
Cnbhnihon (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 90:
Sau khi [[Sho Hashi]] thống nhất ba vương quốc và mở rộng phạm vi ra toàn bộ [[quần đảo Nansei|quần đảo]], Lưu Cầu thiết lập quan hệ triều cống với [[nhà Minh]] tại Trung Quốc rồi [[nhà Thanh]]. Lưu Cầu là một nước nhỏ hẹp, không có nhiều tài nguyên cũng như đất canh tác. Tuy nhiên, do nằm ở vị trí giao lộ trên hệ thống thương mại giữa hai khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á, nên Lưu Cầu đã thu nhận được nhiều ảnh hưởng tích cực và sớm hoà nhập vào hệ thống này. Ngoài Trung Quốc, Lưu Cầu cũng phát triển quan hệ thương mại với [[Nhật Bản]], [[Triều Tiên]] và nhiều quốc gia [[Đông Nam Á]] khác, bao gồm [[Xiêm La]], [[Vương quốc Pattani]], [[Vương quốc Malacca|Malacca]], [[Chăm Pa]] và [[Java (đảo)|Java]]. Với Trung Quốc, các cảng Chương Châu và Phúc Châu ở [[Phúc Kiến]] là điểm qua lại thường xuyên của các đoàn sứ thần và đồng thời là cơ sở giao thương chủ yếu của vương quốc Lưu Cầu trong nhiều thế kỷ.<ref name=nvk/>
 
Để giữ ổn định nội bộ, sau khi thay thế [[nhà Nguyên]], nhà Minh đã thực hiện chính sách cấm hải. Song do cần các sản phẩm ngoại để tạo uy thế, nhà Minh đã yêu cầu các nước chư hầu phải triều cống. Vì thế chỉ có các nước chư hầu mới được đến đất Minh triều cống và thực hiện một số hoạt động thương mại có giới hạn. Nhà Minh nhận thấy Lưu Cầu có thể đảm đương vai trò là cầu nối giữa Trung Quốc với các nước nên đã tận dụng điều này để tránh rơi vào thế quá cô lập khi thực hiện chính sách cấm hải. Đến thế kỉ 14, dó có nhiều thuận lợi trong bang giao nên Lưu Cầu đã trở thành một cường quốc thương mại trong khu vực.<ref name=nvk>{{chú thích web|author=Nguyễn Văn Kim|title=Quan hệ của Vương quốc Ryukyu với các nước Đông Nam Á thế kỉ XIV - XVI|url=http://lib.ussh.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/2753/1/07.pdf|accessdate=2012-10-11}}</ref> Lưu Cầu có thể cung cấp cho nhà Minh [[lưu huỳnh]] để làm [[thuốc súng]] và [[ngựa]]. Chỉ riêng năm 1383, Lưu Cầu đã chuyển sang Trung Quốc 980 con ngựa.<ref name=tk>{{chú thích sách|author=Takara Kurayoshi|title=The Kingdom of Ryukyu and Its Overseas Trade; Sources of Ryukyuan History and Culture in European Collections|year=1996|publisher=, J. Kreiner Ed., Munchen|isbn=978-3-89129-493-2|pages=46}}</ref> Còn về phần mình, sau khi sang cống nạp, Lưu Cầu luôn được nhà Minh ban cho nhiều vật phẩm có giá trị, trong đó có các thuỳenthuyền đi biển cỡ lớn. Trong vòng
54 năm (1385 - 1439), triều đình nhà Minh đã cấp cho Lưu Cầu 30 thuyền đi biển.<ref name=nvk/> Giữa thế kỷ 15 và 16, Vương quốc Lưu Cầu nổi lên như địa điểm trung chuyển thương mại chính ở [[Đông Á]]. Các đoàn thương thuyền và sứ thần của Lưu Cầu phần lớn đều khởi hành từ [[Naha]]. Đối với các quốc gia ở Đông Nam Á, thuyền buôn của Lưu Cầu thường đem đến các loại hàng như: lưu huỳnh, [[gốm]] [[sứ]], [[lụa]], [[gấm]], [[satin]], tiền đồng, [[sắt]], thuốc chữa bệnh của Trung Quốc; [[kiếm]], [[thương]], [[áo giáp]], [[tranh tường]], [[quạt]], đồ [[sơn mài]] và [[đồng]], [[vàng]] của Nhật Bản... Các thuyền buôn sẽ trở về phương bắc với [[hồ tiêu]], dầu [[lô hội]], sừng [[tê giác]], [[trầm hương]], [[ngà voi]], [[san hô]], [[thuỷ ngân]], da [[trăn]], da [[cá sấu]], động vật quý hiếm, gỗ [[đinh hương]], gỗ nhuộm vải, [[nhạc cụ]] và nhiều sản phẩm thủ công khác của Đông Nam Á và Nam Á. Hương liệu của Đông Nam Á bán ở Trung Quốc và thị trường khu vực Đông Bắc Á cũng thu được [[lãi]] lớn, có khi đến 1.500 lần. Theo [[Minh sử]], Lưu Cầu đã cử 171 thuyền buôn sang Trung Quốc, 89 thuyền đến An Nam, 37 thuyền đến Java và 19 thuyền tới Nhật Bản. Nếu thông tin trên là xác thực thì số thuyền của vương quốc Lưu đến An Nam chỉ đứng sau so với Trung Quốc. Trong số các quốc gia Đông Nam Á, Xiêm được coi là điểm trung điểm hướng tới của các thương thuyền Lưu Cầu. Trong số 48 chuyến đi đến Đông Nam Á trong khoảng thời gian 1425-1564 thì có tới 62 thuyền đã tới Xiêm trong khi đó tổng số thuyền đến vương quốc này trong thời gian 1385 - 1570 có thể lên đến 150 chiếc. Từ năm 1425 -1465, Lưu Cầu đã tặng [[danh sách vua Thái Lan|vua Xiêm]] tổng cộng 63.500 [[cân]] lưu huỳnh. Từ năm 1463 đến 1472, Lưu Cầu đã phái 10 chuyến thuyền đến [[vương quốc Malacca]] đồng thời triều đình nước này cũng cử 6 chuyến thuyền đến Lưu Cầu. Ngoài ra, các thuyền buôn Lưu Cầu còn đến các nước trên đảo [[Java]] và [[Sumatra]]. Năm 1509, Lưu Cầu đã biếu quốc vương An Nam 10.000 cân lưu huỳnh, tức là gấp hơn ba lần mức thông thường vẫn gửi biếu vua Xiêm<ref name=nvk/>Hơn thế nữa, qua những đợt khảo cổ học ở [[Okinawa]], các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm thấy nhiều mảnh gốm sứ có nguồn gốc từ [[miền Bắc Việt Nam]] với niên đại thế kỷ 15 đầu thế kỷ 16.<ref>{{chú thích web|author=Lê Thị Khánh Ly|title=Phát hiện mới về quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản|url=http://huc.edu.vn/vi/spct/id42/PHAT-HIEN-MOI-VE-QUAN-HE-NGOAI-GIAO--VIET-NAM---NHAT-BAN/|publisher=Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa|accessdate=2012-10-11}}</ref> Các thuyền buôn của Lưu Cầu xuống Đông Nam Á đều men theo vùng ven biển của Phúc Kiến, họ có quan hệ mật thiết với các thương nhân [[Hoa kiều]] và [[người Ả Rập|Ả Rập]]. Có điều đặc biệt là toàn bộ các hoạt động thương mại của vương quốc Lưu Cầu, ngay cả trong những ngày cực thịnh, cũng đều được đặt dưới sự quản lý trực tiếp của [[triều đình]]. Mọi thương thuyền đi ra nước ngoài đều phải có [[giấy phép]] do triều trung ương đóng tại [[Shurijo|thành Shuri]] cấp. Những thuyền không có giấy phép đều bị coi là thuyền hoạt động bất hợp pháp.<ref name=nvk/>
 
Sau khoảng hai thế kỉ phát triển thịnh vượng về thương mại. Hoạt động ngoại thương của Lưu Cầu vương quốc đã bắt đầu suy thoái do ảnh hưởng từ các yếu tố bên trong cũng như bên ngoài. Sau khi [[đế quốc Bồ Đào Nha]] đánh chiếm Malacca vào năm 1511 thì hệ thống thương mại tại Đông Nam Á đã bị xáo trộn nghiêm trọng. Do bị các tàu buôn [[phương Tây]] cạnh tranh và dùng vũ lực uy hiếp, hoạt động của thương nhân tại Đông Nam Á đã bị suy giảm nhanh chóng. Để tự vệ, nhiều nước đã hạn chế ngoại thương và ngoại giao với bên ngoài, vì thế vai trò cầu nối giữa Đông Nam Á và Đông Bắc Á của Lưu Cầu không còn duy trì được lợi thế n]ãnữa. Từ nửa sau thế kỉ 16, Lưu Cầu chỉ còn giữ quan hệ thương mại ở mức hạn chế với Đông Nam Á và chấm dứt hẳn sau chuyến đi cuối cùng đến Xiêm vào năm 1570.<ref name=nvk/> Tuy nhiên, Lưu Cầu vẫn giữ quan hệ với Trung Quốc và Nhật Bản, hai nước có nguồn hàng xuất phong phú. Ngoài ra, vị thế thương mại của Lưu Cầu còn bị ảnh hưởng bởi quyết định mở cửa của nhà Minh vào năm 1569, còn Nhật Bản cũng tự mình cử các đoàn thương thuyền đến Đông Nam Á. Đến những năm 30 của thế kỉ 17, khi Nhật Bản thi hành chính sách [[Sakoku]] (tỏa quốc) thì các thương nhân người Hoa đã chiếm lĩnh một phần hoạt động thương mại tại Đông Nam Á và cạnh tranh quyết liệt với phương Tây để chiếm vị thế là cầu nối giữa Đông Nam Á và Đông Bắc Á.<ref>{{chú thích sách|last=Reid|first=Anthony|title=Hàng hải Trung Quốc ở Đông Nam Á (1567-1842) - Một sự thay thế đáng tin cậy|year=1994|publisher=Sở VHTT - TT Hải Hưng|pages=60 - 82}}</ref>
 
== Nhật Bản xâm lược (1609) ==