Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trần Dư”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 146:
Trần Dư và Trương Nhĩ đều là nhân tài, từng kết nghĩa thân như cha con nhưng tính cách cũng như kết cục của hai người khác hẳn nhau.
 
Trần Dư hiện thân cho sự ngay thẳng, trung thực. Ông sống vì đạo nghĩa. Khi nguy cấp ở Cự Lộc, Trần Dư không liều chết cứu thành vì ông tự liệu sức không thể đánh thắng Vương Ly và nếu chết cũng vô ích. Cái chết của Trương Yêm và Trần Thích đã minh chứng cho ý kiến của ông. Điều đáng nói là chính Trương Ngao con Trương Nhĩ cũng đóng quân cạnh ông và không dám cứu thành, nhưng Trương Nhĩ lại chỉ trách cứ ông. Rõ ràng cái nhìn của Trương Nhĩ với ông có phần quá khe khắt. Trần Dư trực tính nên bỏ luôn ấn tướng.
 
Ngược lại, Trương Nhĩ hiện thân cho sự mềm mỏng, biết kìm chế, nín nhịn trước thời cuộc khó khăn và sẵn sàng thay đổi theo thời thế. Trần Dư cứng rắn và không chịu luồn cúi như vậy. Trước sau ông vẫn chung thuỷ, sống chết cùng vua Triệu.
 
Dù không thân thiết với Hạng Vũ như Trương Nhĩ và cũng không theo Hạng Vũ, nhưng thậm chí trong hoàn cảnh thất thế đã phải đi ẩn dật, Trần Dư vẫn một lòng vì đại cuộc diệt Tần. Việc viết thư khuyên Chương Hàm hàng Hạng Vũ cho thấy Trần Dư có một tấm lòng bao dung. Nếu là người hẹp hòi, rất có thể ông đã rủ Chương Hàm "phá bĩnh" quân chư hầu để kéo dài chiến tranh, làm lợi cho mình. Nếu là người buông xuôi, Trần Dư sẽ bỏ mặc chính sự không can dự. Rõ ràng trong cuộc chiến chống Tần khi đó, bên cạnh những người đầy toan tính, thủ đoạn như Lưu Bang, Tống Nghĩa, Trương Nhĩ, Thân Dương, Tư Mã Ngang<ref>NhữngTrương ngườiNhĩ, Thân Dương vội theo Hạng Vũ khi Hạng Vũ thắng Chương Hàm; Tư Mã Ngang hoặcthì tranh thủ "len chân" vào Quan Trung trước, tranh với Lưu Bang nhưng không thành</ref>hành động của Trần Dư rất đáng được khen ngợi.
 
Việc chống Hạng Vũ, tái lập Triệu vương Yết, Trần Dư có danh chính ngôn thuận nên nhanh chóng giành thắng lợi. Tuy nhiên, bởi Trần Dư quá thẳng, thẳng tới mức cứng nhắc, không biết thayứng biến đổi theo thờitình thế, ông đã áp dụng cả sự minh bạch trong chiến trận với quân địch, tỏ ra là người quân tử không thích dùng mưu mẹo nên ông đã sập bẫy của [[Hàn Tín]] và phải trả giá. Nếu ông biết nghe theo Lý Tả Xa, có thể đã cứu vãn được tình thế và thậm chí chiến tranh Hán Sở chưa thể kết thúc sớm như đã diễn ra.
 
''"Chớ đem thành bại mà suy anh hùng".'' Trương Nhĩ tuy được sống và được phong chư hầu của [[nhà Hán]] nhưng thực ra cũng chỉ là người bị Lưu Bang lợi dụng trong cuộc chiến tranh với [[Hạng Vũ]]. Không lâu sau này, con Nhĩ là Ngao, dù làm phò mã nhà Hán<ref>Ngao lấy công chúa Lỗ Nguyên - con gái Lưu Bang</ref> vẫn bị [[Lưu Bang]] loại trừ khỏi ngôi Triệu vương để lấy ngôi đó phong cho hoàng tử con mình.
 
==Chú thích==