Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trần Dư”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
'''Trần Dư''' (?-204 TCN) là tướng nước Triệu thời [[Hán Sở tranh hùng|Hán Sở]] trong [[lịch sử Trung Quốc]], xuất thân từ Đại Lương (nước Nguỵ).
 
==Kết nghĩa với Trương Nhĩ==
Dòng 39:
 
Trần Vương cho là phải, theo kế của Sái Tứ, cho gia đình của Vũ Thần và các tướng sang Triệu và sai sứ giả đến chúc mừng Triệu, giục Triệu mau mau đem binh đi về hướng Tây vào Quan Trung. Trương Nhĩ, Trần Dư nói với Vũ Thần:
:''Nhà vua làm vua ở Triệu không phải là ý nước Sở muốn thế, mà chỉ dùng mưu kế để chúc mừng nhà vua đấy thôi. Một khi Sở đã diệt xong nhà Tần thì thế nào nó cũng đem binh đến đánh nước Triệu. Xin nhà vua chớ đem binh đi về hướng Tây. Hãy đem binh đi về hướng Bắc lấy các nước Yên, Đại; đi về hướng Nam lấy Hà Nội để mở rộng đất đai của mình. Nước Triệu phía Nam có sông Hoàng Hà rộng, phía Bắc có đất Yên, đất Đại, thì nước Sở dù có thắng được nước Tần đi nữa cũng không dám khống chế nước Triệu.''
 
Triệu Vương cho là phải bèn không đem binh sĩ về hướng Tây, mà sai Hàn Quảng cướp lấy đất Yên, Lý Lương cướp lấy đất Thượng Đảng. Hàn Quảng đến đất Yên, người Yên nhân đấy lập Quảng làm Yên Vương.
Dòng 61:
Chương Hàm sai Vương Ly vây thành. Trần Dư đi về phía bắc tập hợp binh sĩ ở Thường Sơn được vài vạn người, đóng quân ở phía Bắc Cự Lộc.
 
Chương Hàm đóng quân ở phía Namnam Cự Lộc, trên cánh đồng Nam Cực, xây đường ống đến sông Hà để vận chuyển lương thực cho Vương Ly. Vương Ly binh sĩ và lương thực đều nhiều, đánh Cự Lộc rất gấp. Trong thành Cự Lộc binh ít, lương hết, Trương Nhĩ mấy lần sai người đến bảo Trần Dư tiến quân. Trần Dư tự nghĩ quân của mình ít, không đánh lại được quân Tần nên không dám tiến. Tình hình kéo dài mấy tháng. Trương Nhĩ cả giận, oán Trần Dư, sai thủ hạ là Trương Yêm, Trần Thích đến trách Trần Dư:
:''Trước kia ta cùng ông làm bạn sống chết cùng có nhau. Nay nhà vua và Nhĩ sớm chiều sẽ chết, thế mà ông cầm quân mấy vạn mà không chịu cứu. Như thế làm sao có thể tin rằng cùng chết với nhau được? Tại sao ông không xông vào quân Tần, cùng nhau chịu chết, như thế ngõ hầu còn có hy vọng cùng sống trong muôn một.''
 
Dòng 100:
 
===Đuổi Trương Nhĩ, tái lập Triệu Yết===
Triệu Vương Yết ở lại Tín Đô, Trương Nhĩ theo Hạng Vũ và chư hầu vào Quan Trung tiêu diệt nhà Tần.
 
Năm 206 TCN, Hạng Vũ lập chư hầu, Trương Nhĩ vốn giao du rộng, nhiều người nói Trương Nhĩ với Hạng Vũ. Hạng Vũ cũng nhiều lần nghe Trương Nhĩ là người tài giỏi bèn chia đất Triệu, phong Trương Nhĩ làm Thường Sơn Vương, cai trị ở Tín Đô. Nhiều người khách của Trương Nhĩ nói với Hạng Vũ:
:''Trần Dư và Trương Nhĩ hai người như một, đều có công ở đất Triệu.''
 
Hạng Vũ thấy Trần Dư không theo mình vào Quan Trung, nghe tin Trần Dư ở huyện Nam Bì, liền phong cho Trần Dưông ba huyện ở gần Nam Bì và đổi Triệu Vương là Yết đi làm vua ở đất Đại.
 
Trần Dư càng nổi giận nói:
Dòng 120:
 
===Chết cùng nước Triệu===
:''Xem thêm:'' '''[[Hàn Tín]]'''
 
Năm 205 TCN, Hán Vương [[Lưu Bang]] đi về hướng đông đánh Sở, sai sứ giả nói với Triệu, muốn cùng Triệu đi về đông. Trần Dư căm ghét Trương Nhĩ nên nói với Hán vương:
:''Hán Vương có giết Trương Nhĩ thì tôi mới theo.''
Hàng 137 ⟶ 139:
Tín bèn sai một vạn người đi trước bày trận quay lưng ra sông. Quân Triệu ở xa nhìn thấy coi thường, vì cách làm đó rất thất sách theo binh pháp.
 
Lúc bình minh, Tín dựng cờ đại tướng, đánh trống lên, kéo quân ra cửa Tỉnh Hình. Quân Triệu mở cửa lũy, đánh nhau to một hồi lâu. Bấy giờ Hàn Tín, Trương Nhĩ vờ bỏ cờ trống chạy đến đạo quân gần sông. Đạo quân gần sông rẽ ra, đón lấy họ, rồi lại chiến đấu dữ dội. Quân Triệu quả nhiên bỏ thành ra tranh lấy cớ trống của Hán, đuổi theo Hàn Tín, Trương Nhĩ. Sau khi Hàn Tín, Trương Nhĩ đã nhập vào đạo quân ở gần sông thì quân đội đều liều chết chiến đấu không thể nào đánh bại được.
 
Hai nghìn quân kỵ mà Tín đã cho đi từ trước chờ đến khi quân Triệu bỏ lũy trống để đuổi theo để lấy cờ trống của Hán, liền ruổi nhanh vào trong thành, nhổ tất cả cờ xí của Triệu để dựng hai nghìn lá cờ đỏ của Hán. Quân Triệu đã không thắng không bắt được bọn Tín, muốn quay trở về đồn, nhưng trong thành toàn là cờ đỏ của Hán thì cả sợ, cho rằng quân Hán đã bắt được tướng của Triệu Vương rồi. Quân sĩ hỗn loạn bỏ chạy. Tướng Triệu chém cũng không ngăn được. Quân Hán hai bên áp lại, phá tan quân Triệu. Trần Dư bị tử trận trên sông Chi Thủy, Triệu Vương Yết bị bắt, Lý Tả Xa cũng bị bắt và đầu hàng Hàn Tín.
Hàng 144 ⟶ 146:
 
==Bình luận==
Trần Dư và Trương Nhĩ đương thời đều là nhân tài, từng kết nghĩa thân như cha con nhưng tính cách cũng như kết cục của hai người khác hẳn nhau.
 
Trần Dư hiện thân cho sự ngay thẳng, trung thực. Ông sống vì đạo nghĩa. Khi nguy cấp ở Cự Lộc, Trần Dư không liều chết cứu thành không phải vì nhút nhát mà vì ông tự liệu sức không thể đánh thắng Vương Ly và nếu chết cũng vô ích. Cái chết của Trương Yêm và Trần Thích đã minh chứng cho ý kiến của ông. Điều đáng nói là chính Trương Ngao con Trương Nhĩ cũng đóng quân cạnh ông và không dám cứu thành, nhưng Trương Nhĩ lại chỉ trách cứ ông. Rõ ràng cái nhìn của Trương Nhĩ với ông có phần quá khe khắt. Trần Dư trực tính nên bỏ luôn ấn tướng.
 
Ngược lại, Trương Nhĩ hiện thân cho sự mềm mỏng, biết kìm chế, nín nhịn trước khó khăn và sẵn sàng thay đổi theo thời thế. Trần Dư cứng rắn và không chịu luồn cúi như vậy. Trước sau ông vẫn chung thuỷ, sống chết cùng vua Triệu.
Hàng 152 ⟶ 154:
Dù không thân thiết với Hạng Vũ như Trương Nhĩ và cũng không theo Hạng Vũ, nhưng thậm chí trong hoàn cảnh thất thế đã phải đi ẩn dật, Trần Dư vẫn một lòng vì đại cuộc diệt Tần. Việc viết thư khuyên Chương Hàm hàng Hạng Vũ cho thấy Trần Dư có một tấm lòng bao dung. Nếu là người hẹp hòi, rất có thể ông đã rủ Chương Hàm "phá bĩnh" quân chư hầu để kéo dài chiến tranh, làm lợi cho mình. Nếu là người buông xuôi, Trần Dư sẽ bỏ mặc chính sự không can dự. Trong cuộc chiến chống Tần khi đó, bên cạnh những người đầy toan tính, thủ đoạn như Lưu Bang, Tống Nghĩa, Trương Nhĩ, Thân Dương, Tư Mã Ngang<ref>Trương Nhĩ, Thân Dương vội theo Hạng Vũ khi Hạng Vũ thắng Chương Hàm; Tư Mã Ngang thì tranh thủ "len chân" vào Quan Trung trước, tranh với Lưu Bang nhưng không thành</ref>hành động của Trần Dư rất đáng được khen ngợi.
 
Việc chống Hạng Vũ, tái lập Triệu vương Yết, Trần Dư có danh chính ngôn thuận nên nhanh chóng giành thắng lợi. Tuy nhiên, bởi Trần Dư quá thẳng, thẳng tới mức cứng nhắc, không biết ứng biến, thay đổi theo tình thế, ông đã áp dụng cả sự minh bạch, đường hoàng trong chiến trận với quân địch, tỏ ra là người quân tử không thích dùng mưu mẹo nên ông đã sập bẫy của [[Hàn Tín]] và phải trả giá. Nếu ông biết nghe theo Lý Tả Xa, có thể đã cứu vãn được tình thế và thậm chí chiến tranh Hán Sở chưa thể kết thúc sớm như đã diễnxảy ra.
 
''"Chớ đem thành bại mà suy anh hùng".'' Trương Nhĩ tuy được sống và được phong chư hầu của [[nhà Hán]] nhưng thực ra cũng chỉ là người bị Lưu Bang lợi dụng trong cuộc chiến tranh với [[Hạng Vũ]]. Không lâu sau này, con Nhĩ là Ngao, dù làm phò mã nhà Hán<ref>Ngao lấy công chúa Lỗ Nguyên - con gái Lưu Bang</ref> vẫn bị [[Lưu Bang]] loại trừ khỏi ngôi Triệu vương để lấy ngôi đó phong cho hoàng tử con mình.