Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trương Vĩnh Ký”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 18:
Đến khi [[Linh mục]] Long từ [[Pháp]] sang, Cố Tám (ít lâu sau ông mất) cho Pétrus Ký theo hầu nhà truyền giáo này. Thấy ông thông minh và ham học, Linh mục Long đã tận tình dạy dỗ chữ [[Latinh]], đồng thời dành riêng cho ông một chỗ ở trong nhà Giảng vừa mới thành lập ở [[Cái Nhum]] ([[1846]]).
 
Năm 11 tuổi ([[1848]]), theo đề nghị của Linh mục Long, vị Giám mục chủ quản xứ đạo lúc bấy giờ cho Pétrus Ký theo Cố Hòa (tức Linh mục người Pháp Belleveaux), đang giữ chức Cai tại trường đạo Pinha-lu ở [[Phnom Penh]] ([[Cao Miên]]). Ở đây, có các học sinh là người Cao Miên ([[Campuchia]]), Ai Lao ([[Lào]]), Miến Điện ([[Myanma]]), [[Trung Quốc]];... ông lân la làm quen và rồi học luôn các thứ tiếng ấy.
 
Năm [[1851]], Pétrus Ký lại được gửi vào trường đạo Dulalma ở [[Penang]] (đây là một hòn đảo nhỏ trên vùng biển Hạ Châu, tức Nam Dương, nay thuộc [[Malaysia]]). Ban đầu, đoàn du học (có Linh mục Long đi theo) đi theo đường bộ xuất phát từ [[Nam Vang]], nhưng rồi đoàn bị lạc giữa rừng, lại gặp bão ở [[Biển Hồ]], nên phải trở về [[Sài Gòn]] để xuống tàu thủy qua Penang.... Trong khoảng thời gian theo học tại đây, ông còn học thêm các thứ tiếng khác, như: [[Ấn Độ]], [[Anh]], [[Tây Ban Nha]], [[Mã Lai]], [[Nhật Bản]], [[Hy Lạp]], [[Thái Lan]], [[Pháp]],...<ref>Theo ''Tiểu dẫn'', tr. 13.</ref>
 
Năm 21 tuổi ([[1858]]), Trương Vĩnh Ký học xong và về nước đúng vào lúc mẹ ông qua đời.