Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trương Giác”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TRMC (thảo luận | đóng góp)
Ổng này sống trước bốn trăm năm sao lại gọi là anh em nhau
Dòng 11:
 
== Khởi binh chống nhà Hán ==
Tổ chức Đạo giáo đời [[Đông Hán]] tại Trung Quốc thoạt tiên phát khởi từ dân gian, chủ yếu là [[Thái Bình Đạo]] ở phương Đông và Ngũ Đấu Mễ Đạo ở phương Tây Nam. Theo truyện Tương Khải trong Hậu Hán Thư đã chép, Vu Cát là một phương sĩ ở Lang Nha(nay ở phía Bắc của Lâm Cân tỉnh Sơn Đông) sáng tác một quyển Thần Thư (tức Thái Bình Thanh Lĩnh Kinh , gọi tắt là Thái Bình Kinh, gồm 170 quyển) và một đệ tử của Vu Cát đã dâng sách này cho vua [[Hán Thuận Đế]] (tại vị 126-144). Được xem là kinh điển tối yếu trong giai đoạn ban đầu hình thành Đạo giáo, quyển đạo kinh này bàn về phụng thờ trời đất, thuận theo âm dương ngũ hành, tảo trừ đại loạn, giúp thiên hạ thái bình, sách còn bàn sự hưng phế của quốc gia, phương pháp dưỡng sinh, cách tu luyện thành thần tiên, bùa chú, v.v... Triều đình cho rằng đây là sách tà đạo nên tịch thu. [[Theo Tam Quốc Chí]], Vu Cát đến đất Cối và Ngô (nay là huyện Cối Kê của Chiết Giang và huyện Ngô của Giang Tô) lập tịnh xá, đốt hương tụng đọc đạo thư, tế tạo phù lục bùa chú, lấy nước trị bệnh, thu hút đông đảo quần chúng. [[Tôn Sách]] cho là tà đạo nên giết Vu Cát. Tuy nhiên, Thái Bình Kinh lại lưu truyền trong dân gian. Bấy giờ là cuối đời Đông Hán, bọn ngoại thích và hoạn quan lũng đoạn triều chính, cường hào và địa chủ nắm giữ đất đai, lại thêm bệnh dịch lưu hành, nên nông dân điêu linh thống khổ đến nỗi đã nổi loạn. Nhân dịp này, Trương Giác đã lợi dụng Thái Bình Kinh để lập giáo, tên gọi là Thái Bình Đạo, qua đó quy tụ nông dân để khởi nghĩa gọi là «Hoàng Cân nông dân khởi nghĩa».
 
Năm Kiến Ninh(168-172) đời [[Hán Linh Đế]], Trương Giác bắt đầu truyền đạo, tự xưng là Đại Hiền Lương Sư. Giáo pháp chủ yếu sử dụng tư tưởng Hoàng Lão, thuyết âm dương ngũ hành, các loại bùa chú phù lục, và kính thờ thần Trung Hoàng Thái Nhất. Trương Giác lấy nước bùa (phù thủy) trị bệnh, bệnh nhân phải cúi đầu sám hối thì bệnh mau khỏi. Nhiều người lành bệnh, còn ai không khỏi bệnh thì Trương Giác giải thích là vì thiếu đức tin. Số người tin và theo đạo dần dần gia tăng, nên Trương Giác thu nhận đệ tử, rồi cắt cử 8 đại đệ tử đến các địa phương khác để truyền đạo. Sau 10 năm, tín đồ của Trương Giác tăng lên đến 10 vạn, trải khắp 8 châu như: Thanh ,Từ, U, Ký, Kinh, Dương, Duyện, Dự.
 
Khoảng năm Quang Hòa (179-181), Trương Giác tổ chức tín đồ theo biên chế quân đội: Tín đồ phân làm 36 đơn vị gọi là phương (dùng thông với chữ phường ); đại phương thì có trên một vạn người, tiểu phương thì có 6 hay 7 ngàn người. Người thống lĩnh mỗi phương gọi là cừ soái. Ba anh em Trương Giác noi theo quan niệm tam tài (thiên-địa-nhân) mà xưng hiệu: Trương Giác là Thiên Công tướng quân, [[Trương Bảo]] là Địa Công tướng quân, và [[Trương Lương]] là Nhân Công tướng quân. Đồng thời, Trương Giác lợi dụng sấm ngữ để tuyên truyền khắp nơi: «Trời Xanh [tức nhà Hán] đã chết, Trời Vàng phải lập, vào năm Giáp Tý, thiên hạ thái bình.» (Thương Thiên dĩ tử, Hoàng Thiên đương lập, tuế tại Giáp Tý, thiên hạ thái bình. Sau đó ông sai đệ tử dùng đất sét trắng viết chữ Giáp Tý trên các cổng thành, trên tường vách khắp các phủ, huyện, quận, châu. Trương Giác chọn ngày 5 tháng 3 năm Giáp Tý (năm 184) để khởi nghĩa. Sự ấn định này căn cứ vào Thái Bình Kinh, quyển 39: «Năm Giáp Tý, ngày Đông Chí, trời đất bắt đầu trỗi dậy. Vạn vật sinh ra, đều lấy Giáp làm đầu, Tý làm gốc. Vậy, lấy Giáp Tý làm thứ tự phát xuất.» (Giáp Tý tuế dã, Đông Chí chi nhật dã, thiên địa chính thủy khởi vu thị dã. Phàm vật sinh giả, giai dĩ Giáp vi thủ, Tý vi bản. Cố dĩ thượng Giáp Tý tự xuất chi dã. Kinh lại nói: «Tam ngũ khí hòa, nhật nguyệt thường chiếu sáng, chính là thái bình.» (Tam ngũ khí hòa, nhật nguyệt thường quang minh, nãi vi thái bình
 
Để chuẩn bị khởi sự chống nhà Đông Hán, Trương Giác sai người liên kết với hai viên Trung thường thị trong cung [[Hán Linh Đế]] là Phong Tư và Từ Phụng. Hai người này xin làm nội ứng cho Trương Giác.