Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Khởi nghĩa Bạch Liên giáo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 17:
Tháng 3 năm thứ 3 (1798), quân khởi nghĩa Tương Dương tại [[Vân Tây|Vân Tây, Hồ Bắc]] bị quân Thanh bao vây, thủ lĩnh Vương Thông Nhi, Diêu Chi Phú nhảy khỏi vách núi tự sát, tàn dư vẫn tiếp tục đấu tranh.
 
Quân khởi nghĩa Tứ Xuyên cũng chịu tổn thất nặng nề. Nhưng từ tháng 3 năm thứ 5 (1800) về trước lại là giai đoạn phát triển lớn mạnh nhất của nghĩa quân, được nhân dân các nơi giúp đỡ, đến nơi nào cũng ''có nhà cửa để nghỉ ngơi, có thức ăn áo mặc, đạn dược để tiếp tế''<ref name="H"/> nhiều lần đánh bại quan quân. Từ sau chiến dịch gò Mã Đề (nay là thôn Mã Đề Cương, hương Tân Hưng, thị xã [[Giang Du]], thành phố [[Miên Dương]], Tứ Xuyên) vào tháng 4 năm thứ 5, nghĩa quân bắt đầu tụt dốc, quân số từ chục vạn giảm xuống còn vài vạn, phần nhiều tướng lĩnh trọng yếu nối nhau hi sinh. Sách lược '''kiên bích thanh dã''' (tạm dịch: ''tường chắc, đồng trống'') cùng '''trại bảo đoàn luyện''' cũng dần phát huy tác dụng. Thông quá việc xây dựng trại bảo, rồi thôn xóm, lệnh cho trăm họ dời nhà vào trong, đưa tất cả lương thảo của dân chúng vào đấy, lại huấn luyện tráng đinh, tiến hành phòng thủ; từ đó cắt đứt mối liên hệ giữa nghĩa quân với nhân dân, khiến cho nghĩa quân hết cách tiếp cận nguổn bổ sung nhân lực và vật lực, ngày càng kiệt quệ. Từ nửa cuối năm thứ 6 (1801), nghĩa quân hoạt động chủ yếu trong phạm vi giáp ranh của 3 tỉnh Xuyên, Sở, Thiểm, chuyển sang chiến đấu trong vùng rừng già [[Vạn Sơn]], lực lượng không quá 24000 người, mà quân Thanh vây tiễu ngày càng gắt gao. Nghĩa quân kiên trì chiến đấu, đến tháng 9 năm thứ 9 (1804), đành chấp nhận thất bại.
 
==Ảnh hưởng==