Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bing Crosby”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 25:
Crosby cũng tiếp tục đánh dấu những ảnh hưởng của mình qua những đóng góp cho ngành công nghiệp thu âm thời hậu chiến. Ông cộng tác cho đài [[NBC]] trong những đợt mà ông muốn thực hiện chương trình; tuy nhiên có khá nhiều đài truyền hình lại không có đủ điều kiện thu âm. Trong những đợt tới châu Âu lúc chiến tranh, các bản thu của Crosby chủ yếu được thực hiện với dạng thu âm tối giản, điều đó khiến Tổ chức nghiên cứu Crosby sau này phải vất vả tìm kiếm để đảm bảo bản quyền<ref>Sterling, C. H., & Kittross, J. M. (1990). Stay tuned: A concise history of American broadcasting (2nd ed.). Belmont, CA: Wadsworth.</ref>. Năm 1947, ông đầu tư tới 50.000$ cho công ty [[Ampex]] giúp đây trở thành công ty Bắc Mỹ đầu tiên sở hữu máy thu âm đa băng. Ông rời NBC để chuyển sang ABC vì NBC không quan tâm tới thu âm vào thời điểm đó và chỉ có ABC chấp nhận ông với những ý tưởng của mình<ref>Sterling, C. H., & Kittross, J. M. (1990). Stay tuned: A concise history of american broadcasting (2nd ed.). Belmont, CA: Wadsworth.</ref>. Crosby trở thành người đầu tiên thực hiện một bản thâu nháp cho một chương trình radio và chỉnh sửa nó với băng từ. Ông cũng tặng một trong những chiếc Ampex Model 200 của mình cho người bạn thân [[Les Paul]] để chính Les Paul sau này nhờ nó đã phát minh ra chiếc máy thu đa băng hiện đại đầu tiên. Cùng với [[Frank Sinatra]], Crosby trở thành biểu tượng thu âm của hãng [[United Western Recorders]] ở [[Los Angeles]]<ref>Cogan, Jim; Clark, William, [http://books.google.com/books?id=hO-KQ4o_B2MC&printsec=frontcover ''Temples of sound : inside the great recording studios''], San Francisco : Chronicle Books, 2003. ISBN 0-8118-3394-1</ref>.
 
Khi thực hiện chương trình "Golden Age of Radio", những người tham gia thường phải diễn lại 2 lần cho khán giả xem ở phía bờ Tây nước Mỹ có thể xem lại. Tới giữa buổi thu, Crosby đã nghĩ ra một hệ thống ghi lại với cùng những thiết bị định hướng và ê-kíp (chỉnh sửa, lồng tiếng, thuyết minh, ghép thời gian) lấy từ những kỹ thuật của [[điện ảnh]]. Đó chính là nguồn gốc của ngành công nghiệp truyền hình.
 
Crosby từng giành [[giải Oscar cho nam diễn viên chính xuất sắc nhất]] với vai cha Chuck O'Malley trong bộ phim ''[[Going My Way]]'' năm 1944 và cũng được đề cử tương tự cho bộ phim ''[[The Bells of St. Mary's]]'' ngay năm sau, trở thành người đầu tiên trong số 4 nghệ sĩ duy nhất được đề cử 2 lần cho cùng một vai diễn. Năm 1963, ông được trao giải Grammy thành tựu trọn đời<ref>{{cite web|url=http://www.grammy.com/Recording_Academy/Awards/Lifetime_Awards/ |title=Lifetime Achievement Award. '&#39;Past Recipients'&#39; |publisher=Grammy.com |date=February 8, 2009 |accessdate=February 10, 2010}}</ref>. Crosby là 1 trong số 22 người được vinh dự có 3 ngôi sao tại [[Đại lộ Danh vọng Hollywood]].