Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thuyền nhân”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Moimem (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 12:
===Sau 30 tháng 4 năm 1975===
Sau ngày [[30 tháng 4, 1975]] có rất nhiều người từ [[Campuchia]], [[Lào]] và nhất là [[Việt Nam]] đã tìm cách vượt biên bằng thuyền sang các nước khác. Tại Campuchia, chế độ [[diệt chủng]] [[Khmer Đỏ]] đã giết hàng triệu người khiến nhiều người tìm cách chạy khỏi đất nước. Tại Việt Nam, cuộc cải tạo công thương nghiệp, sự phân biệt đối xử đối với những người cộng tác với chính quyền cũ cùng thân nhân họ, đặc biệt là hình thức [[học tập cải tạo]], cùng những khó khăn về kinh tế của xã hội cộng với ao ước được sống trong chế độ tự do và tương lai tốt đẹp đã làm cho rất nhiều người, gia đình vượt biên bằng thuyền.
 
Theo số liệu của Cao ủy Tị nạn Liên hiệp quốc, trong khoảng từ năm 1975-1995 đã có 849.228 người vượt biên bằng đường biển và đường bộ.<ref>[http://www.bbc.co.uk/vietnamese/programmes/story/2005/04/pulaugalang2005.shtml Trở lại Pulau Galang 25 Tháng 4 2005 - Cập nhật 14h29 GMT]</ref>
 
Theo số liệu của Indonesia, trong khoảng thời gian từ 1975-1996 đã có 250.000 người Việt Nam và Campuchia tá túc trên hòn đảo Galang.
 
Một số thuyền nhân được các tàu khác (trong số đó có [[Hải quân Mỹ]]) cứu vớt; một số khác đến được các đảo trong [[biển Đông]] xung quanh Việt Nam; một số bị thiệt mạng trên biển. [[Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc]] đã thiết lập một số trại tị nạn ở những nước lân cận và đã nhận được [[Những người đoạt giải Nobel Hòa bình|giải Nobel Hòa bình]] năm [[1981]], một phần là vì những hoạt động này. Hiện nay chưa có một con số thống kê chính thức về số thuyền nhân bị chết trên biển. Đã có những tượng đài được dựng lên để tưởng nhớ đến những thuyền nhân bị thiệt mạng trong các cuộc [[vượt biên]], như ở [[Pulau Bidong]] ([[Malaysia]]), [[Pulau Galang]] ([[Indonesia]]), nhưng gần đây tấm bia tưởng niệm đã bị đục bỏ. [http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2005/06/050615_vietnammemorial.shtml]
Hàng 24 ⟶ 28:
* Bị lừa: do việc tổ chức vượt biên bị cấm, bị xem là phản quốc ... nên mọi người chỉ dám bàn bạc lén lút và khi bị lừa cũng không dám lộ chuyện bị lừa vì sợ ở tù, vì vậy một số người đã tổ chức lừa đảo lấy tiền, vàng. Họ thường không đón khách đã hẹn và đã lấy tiền, họ mật báo hoặc phối hợp với công an đến bắt người vượt biên tại bãi. Cũng có khi cán bộ địa phương tổ chức vượt biên giả để cướp lấy tiền và vàng.
* Bị lộ: việc rủ người có tiền đi theo dễ làm lộ chuyện, cũng như khâu chuẩn bị nhiên liệu, thực phẩm, máy nổ dự phòng, thuê tài công hoặc bị lộ vì tuần phòng hoặc khi ra cửa biển.
* Bị bão, bị chết máy, bị đi lạc, bị hải tặc [[Thái Lan]] giết, cướp hãm hiếp, quăng xuống biển, chết đói, chết khát. Không ai biết chính xác có bao nhiêu người đã bỏ mình trên biển hay trong rừng sâu. Có ước đoán cho rằng từ 100-200.000 người chết ngoài biển. Năm 1981 hội Chữ thập đỏ quốc tế ước đoán phân nửa số người vượt biển chết dưới tay hải tặc.
* Bị tàu [[Liên Xô]] và phe xã hội chủ nghĩa bắt đem về.
* Bị tù khi vượt biên thất bại và gia đình bị đuổi đi kinh tế mới.