Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Binh chủng Nhảy dù Việt Nam Cộng hòa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Qgnt (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 22:
Năm [[1969]] Sư đoàn Nhảy Dù đã có 3 Lữ đoàn Nhảy Dù gồm 9 tiểu đoàn tác chiến, 3 đại đội trinh sát và 3 tiểu đoàn pháo binh.
 
Năm 1971, Sư đoàn Nhảy dù đã tham gia Chiến dịch Lam Sơn 719, do nhà cầm quyền tại Sài Gòn chủ quan, khinh địch, khăng khăng yêu cầu quân dù phải đánh đến Sê pôn rồi về nên đã bị Sư đoàn 320A của CộngQuân quânđội Nhân dân Việt Nam tiêu diệt mất Lữ đoàn 3 và bắt sống Lữ trưởng Nguyễn Văn Thọ. Quân dù bị đánh thiệt hại rất nặng trong chiến dịch này.
 
Năm [[1972]], sau [[Mùa hè đỏ lửa]] Chuẩn tướng [[Lê Quang Lưỡng]] giữ chức vụ Sư đoàn trưởng. Đầu năm 1974 Lữ đoàn 4 Nhảy Dù được thành lập, Trung tá Lê Minh Ngọc là Lữ đoàn trưởng. Ngày 20 tháng 4 năm 1975, Lữ đoàn phó là Trung tá Nguyễn Đình Ngọc lên thay và chỉ huy Lữ đoàn 4 phòng thủ Sài Gòn.
Dòng 28:
Năm 1974, Sư đoàn 1 Nhảy dù đã cùng với Sư đoàn 3 Bộ binh ráng chiếm lại Thượng Đức, một tiền đồn quan trọng của Việt Nam Cộng Hòa đã bị Sư đoàn 304 Bắc Việt đánh chiếm trước đó. Mặc dù tấn công ác liệt các cứ điểm nhưng không tái chiếm được và chịu thiệt hại nên từ đây trong con mắt lão luyện chiến trận của đối phương, khối chủ lực của Việt Nam Cộng Hòa đã yếu hơn Bắc Việt, một bước ngoặt về tương quan lực lượng giữa 2 phía.
 
Năm 1975, để cản CộngQuân quânđội Nhân dân Việt Nam tràn xuống đồng bằng sau khi Ban Mê Thuột thất thủ, Lữ đoàn 3 Nhảy dù đã được điều từ Vùng 1 Chiến thuật vào giữ đèo Phụng Hoàng. Đối thủ của Lữ đoàn 3 Nhảy dù lúc này là Sư đoàn 10 Đoàn Đắc Tô vừa tiêu diệt các trung đoàn 44, 45, 53 thuộc Sư đoàn 23 Bộ binh ở Nông Trại, Phước An và sân bay Hòa Bình, phía đông Ban Mê Thuột. Lữ đoàn 3 Nhảy dù đã đánh đến khi bị tiêu diệt hoàn toàn.
 
Cùng với việc Lữ đoàn 3 Nhảy dù được gửi đến đèo Phụng Hoàng, Lữ đoàn 1 và 2 Nhảy dù được điều về bảo vệ Sài Gòn. Trước bước tiến ào ạt của CộngQuân quânđội Nhân dân Việt Nam, các đơn vị này đã tham gia trận đánh nổi tiếng bên cạnh Sư đoàn 18 Bộ binh, Lữ đoàn 81 Biệt kích dù tại Xuân Lộc, đánh trả Quân đoàn 4 gồm các Sư đoàn 341, 6, 7 của Cộng Sản.
 
Những người lính dù còn lại đã về Sài Gòn khi cánh cửa thép Xuân Lộc không thể cản bước tiến của đối phương. Họ đã chiến đấu với Sư đoàn 325 Bắc Việt đến cùng và chỉ dừng lại khi Đại tướng Dương Văn Minh ra lệnh buông súng ngày 30 tháng 4 năm 1975.
 
==Xem thêm==
* [[Quân lực Việt Nam Cộng hòa]]