Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Giang Tây”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 57:
Vào thời [[nhà Nguyên]], triều đình thiết lập [[Giang Tây đẳng xứ hành trung thư tỉnh]] (江西等处行中书省), địa hạt bao trùm tuyệt đại bộ phận Giang Tây ngày nay (một bộ phận phía đông bắc lệ thuộc [[Giang Chiết đẳng xứ hành trung thư tỉnh]]) và phần lớn tỉnh [[Quảng Đông]] hiện nay. Các hành tỉnh thời Nguyên được chia thành các lộ, trực lệ châu, châu và huyện. Tại Giang Tây, có 13 lộ là Long Hưng, Cát An, Nam Khang, Cống Châu, Kiến Xương, Giang Châu, Bam An, Thụy Châu, Viên Châu, Lâm Giang, Phủ Châu, Nhiêu Châu, Tín Châu cùng hai trực lệ châu là Nam Phong và Duyên Sơn, cùng vưới 48 huyện, 16 huyện cấp châu. Từ thời Trung Đường trở đi, Giang Tây đã có bước phát triển lớn về kinh tế và văn hóa. Vào thời ba triều Tống, Nguyên, Minh, Giang Tây là một trong các tỉnh phồn vinh nhất Trung Quốc. Điều này thể hiện trong nông nghiệp như sản xuất lương thực hay thủ công nghiệp như đồ sứ và các khía cạnh kinh tế khác.<ref>張正田,〈淺談宋代江西健訟風氣與客家、江西先民的移民潮〉,《客家雜誌》,256(臺北),2011.10,頁68</ref>
 
Đến thời [[nhà Minh]], về cơ bản vẫn giữ lại chế độ hành chính thời Nguyên, song đổi hành trung thư tỉnh thành bố chánh sứ ti, đổi lộ thành phủ và đổi châu thành huyện. Giang Tây bố chánh sử ti về cơ bản tương đương với Giang Tây ngày nay có thẩm quyền đối với 13 phủ là Nam Xương, Thụy Châu, Nhiêu Châu. Nam Khang, Cửu Giang, Quảng Tín, Phủ Châu, Kiến Xương, Cát An, Viên Châu, Lâm Giang, Cống Châu, Nam An; các phủ được chia tiếp thành 78 huyện. Sau khi Quảng Đông tách thành một bố chánh sứ ti riêng, ranh giới của Giang Tây từ đó có rất ít thay đổi. Khi đó, các cơ quan hành chính tối cao là Thừa tuyên bố chánh sứ ti, đề hình án sát sứ ti, dô chỉ huy sứ ti, tam ti phân biệt do triều đình trung ương trực tiếp kiểm soát, phân quyền cai trị. Ngoài ra, còn có ba địa vị phiên vương (Ninh vương, Hoài vương và Ích vương) phân phong tại Giang Tây, lần lượt tại Nam Xương phủ, Nhiêu Châu phủ (Bà Dương), và Kiến Xương phủ (Nam Thành).
 
Đến thời nhà Thanh, triều đình đổi Giang Tây bố chánh sứ ti thành Giang Tây tỉnh, cơ bản vẫn thi hành chế độ hành chính của nhà Minh. Tăng thêm ba huyện cấp thính là Liên Hoa tại Cát An phủ, Đồng Cổ tại Nam Xương phủ, Kiền Nam tại Cống Châu phủm đồng thời thăng Ninh Đô huyện thành châu trực thuộc tỉnh. Người đứng đầu các tỉnh thời Thanh là [[tuần phủ]], bên dưới là các chức vụ thừa tuyên bố chánh sứ ti và đề hình án sát sứ ti, phụ trách các vấn đề về dân chính, tài chính và giám sát tư pháp.
 
Thời kỳ Minh Thanh, Giang Tây nằm trên tuyến giao lộ nam-bắc rất phồn thịnh giữa Quảng Đông và lưu vực Trường Giang, khiến các thành thị của Giang Tây dọc theo tuyến đường này cũng có được sự phồn vinh. Đồng thời, do chính sách Giáng Tây điền Hồ Quảng và Hồ Quảng điền Tứ Xuyên, cư dân Giang Tây đã di cư đến các tỉnh có mật độ dân số thấp như Hồ Nam, Hồ Bắc, Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam và Quý Châu. Trong thời gian này, hình thành thương bang "Giang Hữu", đứng thứ 3 trong thập đại thương bang trên toàn quốc. Đồng thời, Cảnh Đức trấn là một trong tứ đại danh trấn trên toàn quốc.
 
Thời kỳ [[Trung Hoa Dân Quốc]], các phủ, châu và thính đều được chuyển thành huyện, Giang Tây khi đó có tổng cộng 81 huyện. Đến năm 1926, quân [[Bắc phạt]] tiến đến và đồn trú tại Nam Xương, chính thức thành lập thành phố Nam Xương. Năm 1934, huyện [[Vụ Nguyên]] của An Huy được sáp nhập vào Giang Tây, đến năm 1947 lại trả cho An Huy, đến năm 1949 lại nhập vào Giang Tây. Ngay 1 tháng 8 năm 1927, tại Giang Tây nổ ra [[khởi nghĩa Nam Xương]], khởi đầu [[Nội chiến Trung Quốc]]. Sau đó, trên địa phận Giang Tây và các tỉnh lân cận, [[đảng Cộng sản Trung Quốc|Cộng sản đảng]] đã thiết lập [[căn cứ địa cách mạng Tĩnh Cương Sơn]], [[căn cứ địa cách mạng Tương-Việt-Cám]], [[căn cứ địa cách mạng Mân-Chiết-Cám]], [[căn cứ địa cách mạng Tương-Ngạc-Cám]] và [[căn cứ địa cách mạng Trung Ương]].
 
Năm 1931, Cộng sản đảng đã tuyên bố thành lập [[Cộng hòa Xô viết Trung Hoa]] tại [[Thụy Kim]], đổi tên Thụy Kim thành Thụy Kinh, đây là thủ đô của chính phủ trung ương, được gọi là "Hồng sắc thù đô" hoặc "Hồng đô". Trong thời gian chế độ này hoạt động, chính phủ trung ương đã ban hành hiến pháp, phát hành tiền têh, thiết kế quốc kỳ, và gọi các khu vực do mình kiểm soát là khu Xô viết (苏区, ''Tô khu''). Do [[Quốc Dân Đảng Trung Quốc|Quốc Dân đảng]] giành được thắng lợi trong cuộc đàn áp cộng sản lần thứ 5, chính phủ trung ương của Cộng hòa Xô viết Trung Hoa đã buộc phải sơ tán khỏi khu Xô viết Trung ương Giang Tây từ tháng 10 năm 1934. Năm 1933, chính phủ Quốc dân tại Nam Xương của Quốc Dân đảng đã phát động [[Tân sinh hoạt vận động]], về sau lan rộng trên toàn quốc. Năm 1936, sau khi thông tuyến đường sắt Việt-Hán đi từ Quảng Đông đến Hồ Nam, Giang Tây để mất vị thế quan trọng nằm trên trục giao thông bắc-nam. Năm 1937, khi tuyến đường sắt Chiết-Cám thông xe, Giang Tây đã có sự thay đổi lớn về bố trí giao thông và thành thị.
 
Năm tuyến [[đường sắt Kinh-Cửu]] từ [[Bắc Kinh]] đến [[Hồng Kông]] đã khai thông kết nối nam-bắc Giang Tây, đẩy nhanh sự phát triển củakhu vực phía nam tỉnh. Năm 2005, việc thông xe tuyến đường sắt Cám-Long-Hạ đã kết thúc việc "hồng sắc cố đô" Thụy Kim không có đường sắt, thực hiện nguyện vọng trong phương lược kiến quốc của [[Tôn Trung Sơn]] trong việc xây dựng tuyến đường sắt nối giữa Phúc Kiến và Giang Tây.
 
== Các đơn vị hành chính ==