Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Giang Tây”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 50:
 
Thời [[nhà Tùy]], triều đỉnh sửa đổi chế độ châu huyện thành chế độ châu quận huyện, trên địa phận Giang Tây lúc đó có bảy quận và 24 huyện. Dưới thời [[nhà Đường]], các quận bị bãi bỏ và đều trở thành "châu", Giang Tây khi đó có 8 châu ([[Hồng châu]], [[Nhiêu châu]], [[Kiền châu]], [[Cát châu]], [[Giang châu]], [[Viên châu]], [[Phủ châu]], [[Tín châu]]) và 37 huyện. Năm Trinh Quán thứ nhất thời [[Đường Thái Tông]], toàn quốc được chia thành 10 đạo, Giang Tây thuộc [[Giang Nam đạo]]. Đến năm 733, [[Đường Huyền Tông]]điều chỉnh thành 15 đạo, tám châu trên địa phận Giang Tây lệ thuộc [[Giang Nam Tây đạo]]. Tên gọi "Giang Tây" cũng bắt nguồn từ đạo này
[[Tập tin:Qing-JingdezhenTianshifu.jpg|nhỏ|trái|Buôn[[Tự bánHán đồThiên sứ tạiphủ]] Cảnh(嗣汉天师府), Đứchình Trấnthành từ thời nhàBắc ThanhTống]]
 
Sau khi nhà Đường sụp đổ vào năm 907, Trung Quốc bị phân liệt trong thời [[Ngũ Đại Thập Quốc]]. Đầu tiên, Giang Tây thuộc nước [[Ngô (Thập quốc)|Ngô]], sau đó thuộc nước [[Nam Đường]]. Cả hai nước đều đặt quốc đô ở [[Nam Kinh]] ngày nay, ở xa về phía hạ lưu Trường Giang. Năm Giao Thái thứ nhất, Nam Đường Nguyên Tông [[Lý Cảnh]] quyết định thiết lập nam đô tại Hồng châu, vì thế đã thăng Hồng châu thành Nam Xương phủ.
 
Hàng 56 ⟶ 57:
 
Vào thời [[nhà Nguyên]], triều đình thiết lập [[Giang Tây đẳng xứ hành trung thư tỉnh]] (江西等处行中书省), địa hạt bao trùm tuyệt đại bộ phận Giang Tây ngày nay (một bộ phận phía đông bắc lệ thuộc [[Giang Chiết đẳng xứ hành trung thư tỉnh]]) và phần lớn tỉnh [[Quảng Đông]] hiện nay. Các hành tỉnh thời Nguyên được chia thành các lộ, trực lệ châu, châu và huyện. Tại Giang Tây, có 13 lộ là Long Hưng, Cát An, Nam Khang, Cống Châu, Kiến Xương, Giang Châu, Bam An, Thụy Châu, Viên Châu, Lâm Giang, Phủ Châu, Nhiêu Châu, Tín Châu cùng hai trực lệ châu là Nam Phong và Duyên Sơn, cùng vưới 48 huyện, 16 huyện cấp châu. Từ thời Trung Đường trở đi, Giang Tây đã có bước phát triển lớn về kinh tế và văn hóa. Vào thời ba triều Tống, Nguyên, Minh, Giang Tây là một trong các tỉnh phồn vinh nhất Trung Quốc. Điều này thể hiện trong nông nghiệp như sản xuất lương thực hay thủ công nghiệp như đồ sứ và các khía cạnh kinh tế khác.<ref>張正田,〈淺談宋代江西健訟風氣與客家、江西先民的移民潮〉,《客家雜誌》,256(臺北),2011.10,頁68</ref>
[[Tập tin:Qing-Jingdezhen.jpg|nhỏ|phải|Buôn bán đồ sứ tại Cảnh Đức Trấn thời nhà Thanh]]
 
[[Tập tin:Chinese civil war map 03.jpg|nhỏ|phải|Bản đồ các khu Xô viết tại Trung Quốc cùng cuộc [[Vạn lý Trường chinh]] (1934-1935)]]
Đến thời [[nhà Minh]], về cơ bản vẫn giữ lại chế độ hành chính thời Nguyên, song đổi hành trung thư tỉnh thành bố chánh sứ ti, đổi lộ thành phủ và đổi châu thành huyện. Giang Tây bố chánh sử ti về cơ bản tương đương với Giang Tây ngày nay có thẩm quyền đối với 13 phủ là Nam Xương, Thụy Châu, Nhiêu Châu. Nam Khang, Cửu Giang, Quảng Tín, Phủ Châu, Kiến Xương, Cát An, Viên Châu, Lâm Giang, Cống Châu, Nam An; các phủ được chia tiếp thành 78 huyện. Sau khi Quảng Đông tách thành một bố chánh sứ ti riêng, ranh giới của Giang Tây từ đó có rất ít thay đổi. Khi đó, các cơ quan hành chính tối cao là Thừa tuyên bố chánh sứ ti, đề hình án sát sứ ti, dô chỉ huy sứ ti, tam ti phân biệt do triều đình trung ương trực tiếp kiểm soát, phân quyền cai trị. Ngoài ra, còn có ba địa vị phiên vương (Ninh vương, Hoài vương và Ích vương) phân phong tại Giang Tây, lần lượt tại Nam Xương phủ, Nhiêu Châu phủ (Bà Dương), và Kiến Xương phủ (Nam Thành).