Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Năm phụng vụ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 13:
Lịch phụng vụ của Kitô giáo Tây phương (hay còn gọi là Lịch Công giáo) hầu hết dựa vào chu trình phụng vụ của Giáo hội Công giáo Rôma (kể cả giáo hội Luther, Anh giáo và [[Tin Lành]]) trước khi có cuộc [[cải cách Kháng Cách]]. Nói chung, các mùa phụng vụ trong năm của Kitô giáo Tây phương là [[Mùa Vọng]], [[Mùa Giáng Sinh]], [[Mùa Thường Niên]] (trước đây gọi là Mùa Quanh năm), [[Mùa Chay]], [[Mùa Phục Sinh]] và Mùa Thường Niên (tiếp theo).
=== Mùa Vọng ===
[[Mùa Vọng]] ([[tiếng Việt]] nghĩa là “sự trông chờ”, “hy vọng”; tiếng Latinh: ''adventus'' nghĩa là “đến”) là mùa đầu tiên của năm phụng vụ bao gồm khoảng thời gian phủ kín bốn Chủ nhật trước [[Lễ Giáng sinh]] (hơn một tháng) và kết thúc vào [[Đêm Giáng Sinh]]. Chủ đề chính của Mùa Vọng là sự chuẩn bị mừng ngày giáng sinh của của [[Chúa Giêsu]] năm xưa, tuy nhiên, học thuyết thánh kinh hiện đại cho rằng đây là sự chuẩn bị tâm linh nhằm hướng đến cuộc trở lại để phán xét thế gian của Chúa Giêsu trong tương lai. Bầu không khí của mùa này tuy không buồn bã như Mùa Chay nhưng được liệu sao để không đi trước niềm vui tột độ của Lễ Giáng Sinh sau đó. Bằng nhiều hình thức, có thể là bốn vòng hoa hay bốn ngọn nến, nhiều nơi sử dụng nó để đánh dấu thời gian cho bốn tuần của Mùa Vọng với ý nghĩa tượng trưng: “Hy vọng”, “Tin tưởng”, “Niềm vui” và “Tình yêu”. Màu lễ phục truyền thống trong mùa này là màu tím nhưng vào Chủ nhật thứ ba, có thể sử dụng màu hồng và được gọi là “Chủ nhật Hồng”.
=== Mùa Giáng Sinh ===
[[Mùa Giáng sinh]] bắt đầu từ Lễ Giáng Sinh (ngày [[25 tháng 12]]) đến hết ngày [[Lễ Hiển Linh]] hay Lễ Chúa Giêsu chịu [[Phép rửa]] (tùy giáo phái) với ý nghĩa mừng sự kiện Chúa Giêsu giáng trần năm xưa.
 
=== Mùa Thường niên ===
[[Mùa Thường niên]] là mùa phụng vụ không mang ý nghĩa thần học đặc biệt nào thông thương gồm 33 hoặc 34 tuần lễ (tùy năm) và được chia làm hai giai đoạn:
Giai đoạn 1 bắt đầu từ [[Lễ Hiển Linh]] hay Lễ Chúa Giêsu chịu [[Phép rửa]] (tùy giáo phái) đến trước [[Thứ tư Lễ Tro]].
Giai đoạn 2 bắt đầu từ sau [[Lễ Ngũ Tuần]] cho đến hết năm phụng vụ đó (tức trước Chủ nhật thứ nhất Mùa Vọng của năm phụng vụ tiếp theo).
Dòng 24:
 
=== Mùa Chay ===
[[Mùa Chay]] thực chất là mùa mà nhiều giáo hội Kitô giáo chuẩn bị cho [[Lễ Phục Sinh]], bắt đầu vào Thứ tư Lễ Tro và kết thúc vào [[Thứ bảy Tuần Thánh]] (tròn 40 ngày). Cũng như Mùa Vọng, Kinh Vinh Danh và Alleluya nói chung không được hát trong mùa này. Mùa Chay với màu tím truyến thống mang bầu không khí trầm buồn thể hiện hai chiều kích thần học: sự ăn năn thống hối của từng tín đồ và Cuộc Khổ nạn của Chúa Kitô. Công giáo Rôma quy định không được phép hát [[Kinh Vinh Danh]] và “[[Alleluia]]” trong mùa này. Cao điểm của Mùa Chay là Tam nhật Thánh bao gồm:
* Thứ năm Tuần Thánh (hay Thứ năm Rửa chân)
** Buổi tối cử hành Thánh lễ Tiệc Ly
Dòng 46:
:''Trong Kitô giáo, Chủ nhật được coi là ngày quan trọng nhất của tuần lễ vì nó là “ngày của Chúa”. Cho nên trong tiếng Việt, tín đồ Kitô giáo còn gọi Chủ nhật là Chúa Nhật. Phần sau đây sử dụng “Chúa nhật” thay vì “Chủ nhật” cho hợp với ngữ cảnh.''
 
[[Mùa Phục Sinh]] bắt đầu từ Chúa nhật Lễ Phục Sinh đến hết Chúa nhật Lễ Chúa Thánh Thần Hiện xuống (Lễ Ngũ Tuần) đối với người [[Tin Lành]] và kéo dài hết tuần lễ sau đó (Tuần Bát nhật Phục Sinh) đối với người [[Công giáo]], thời gian thay đổi theo từng năm.
 
Ngày thứ 40 kể từ sau ngày Lễ Phục Sinh có ngày lễ Chúa Giêsu lên trời (tức [[Lễ Thăng Thiên]], rơi vào ngày Thứ năm) nhưng thường được dời vào ngày Chúa nhật kế tiếp. Ngày thứ 50 kể từ sau ngày Lễ Phục Sinh là ngày Lễ Ngũ Tuần kỉ niệm Chúa Thánh Thần hiện xuống với các [[tông đồ]] theo [[Tân Ước]], ngày này cũng được coi là ngày khai sinh ra Giáo hội.
Dòng 56:
Năm phụng vụ của tín đồ Chính thống giáo cũng tương tự như Công giáo Rôma nhưng nếu Công giáo ăn chay cao điểm vào Mùa Chay sau đó là lễ hội Phục Sinh thì Chính thống giáo có sự xen kẽ giữa ăn chay và lễ hội quanh năm. Tuy nhiên, năm phụng vụ của họ lại bắt đầu vào một ngày cố định là ngày 1 tháng 9 và quan trọng nhất là lễ [[Pascha]] (Lễ Phục Sinh của tín đồ Chính thống giáo). Về cơ bản, Chính thống giáo sử dụng [[Lịch Julian]] để tính toán năm phụng vụ của mình nhưng lại dùng [[Lịch Gregorian]] để tính xem những lễ lớn rơi vào ngày nào của Dương lịch. Từ năm 1900 cho đến năm 2100, có 13 ngày chênh lệch giữa hai loại lịch này. Ví dụ, những nước chính thức sử dụng Lịch Julian thì ngày Lễ Giáng Sinh của họ là [[ngày 7 tháng 1]] theo Dương lịch.
Chính thống giáo có bốn mùa ăn chay trong năm nhưng cũng giống Công giáo Rôma, họ ăn chay cao độ vào Mùa Chay, chuẩn bị cho Lễ Pascha. Nếu Mùa Vọng của Công giáo Rôma chỉ kéo dài hơn bốn tuần thì mùa này tương tự của Chính thống giáo kéo dài đúng 40 ngày. Ngoài ra, một bộ phận tín đồ Chính thống giáo còn ăn chay vào Thứ tư và Thứ sáu mỗi tuần.
 
{{năm phụng vụ}}
{{Commonscat|Liturgical year}}