Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ngoại giao Việt Nam thời Đinh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 9:
Năm [[970]], quân Tống do Phan Mỹ chỉ huy tiến vào bờ cõi Nam Hán. Đinh Tiên Hoàng sai sứ sang giao hảo với [[nhà Tống]]<ref name="dvsktt1">[http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvsktt/dvsktt06.html Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỳ quyển 1]</ref>. Sử không chép rõ người nhận lệnh đi sứ là ai. Lê Văn Siêu đánh giá cao việc tham mưu của triều đình nhà Đinh để đi đến quyết sách ngoại giao này của Đinh Tiên Hoàng là kịp thời, quan hệ thẳng với chính quyền trung nguyên, không chịu khuất chính quyền Nam Hán<ref>Lê Văn Siêu, sách đã dẫn, tr 460</ref>.
 
Sang năm [[971]], Phan Mỹ hoàn thành việc tiêu diệt Nam Hán. Biên giới giữa Bắc Tống và [[Đại Cồ Việt]] chính thức liền kề. Năm [[972]], [[Đinh Tiên Hoàng]] sai con trưởng là Nam Việt vương [[Đinh Liễn]] đi sứ nhà Tống lần thứ 2<ref name="dvsktt1">[http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvsktt/dvsktt06.html Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỳ quyển 1]</ref>.
 
Năm [[973]], Đinh Liễn trở về. Tống Thái Tổ sai sứ sang phong cho Đinh Tiên Hoàng làm Giao Chỉ Quận Vương, Đinh Liễn làm ''Kiểm hiệu thái sư [[Tỉnh Hải quân]] [[tiết độ sứ]] An Nam đô hộ''. Lời chế của vua Tống nói<<ref name="dvsktt1">[http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvsktt/dvsktt06.html Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỳ quyển 1]</ref>:
:''"[Họ Đinh] đời làm vọng tộc, gìn giữ được phương xa, chí hâm mộ phong hoá Trung Hoa, thường nghĩ đến việc nội phụ. Nay chín châu hợp một, miền Ngũ Lĩnh sạch quang, bèn trèo non vượt biển đến dâng đồ cống. Khen người làm con biết giữ lễ phiên thần, vậy ban cho cha ngươi theo lối cắt đất phong tước, xếp phẩm trật cho vào hạng được cầm quân, được hưởng mức "tỉnh phú". Như thế là để khen thưởng đức tốt của người già, há chỉ hạn chế trong điển chương thường lệ đâu?''".