Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nam tiến”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Pomp (thảo luận | đóng góp)
Pomp (thảo luận | đóng góp)
Dòng 51:
Từ năm [[1658]], vua nước Chân Lạp mất, nội bộ nước Chân Lạp luôn lục đục, và nhiều lần phải cầu viện các chúa Nguyễn can thiệp quân sự. Đổi lại người Việt được bảo hộ khi làm ăn ở Chân Lạp, Chân Lạp phải triều cống và quan trọng hơn là về sau Chân Lạp nhường lại dần nhiều đất cho các chúa Nguyễn.
 
Năm [[1679]] có quan [[nhà Minh]] gồm Dương Ngạn Địch và phó tướng Hoàng Tiến là Tổng binh Trấn thủ đất Long môn ([[Quảng Tây]]), Trần Thượng Xuyên và phó tướng Trần An Bình là tổng binh châu Cao, châu Lôi và châu Liêm ([[Quảng Đông]]) không chịu làm tôi [[nhà Thanh]], đem 3 000 quân cùng 50 chiếc thuyền sang xin ở làm dân ViệtĐại NamViệt. Chúa Hiền nhân muốn khai khẩn đất [[Chân Lạp]], bèn cho vào ở đất Đông Phố ([[Gia Định]]). Những người này chia nhau ở đất Lộc Đã ([[Đồng Nai]]), [[Mỹ Tho]], ở Ban Lân ([[Biên Hòa]]), cày ruộng, làm nhà, lập ra phường phố, có người phương tây, [[người Nhật Bản]], [[người Chà Và]] đến buôn bán khá đông.
 
Năm [[1693]] vua nước Chiêm Thành là [[Bà Tranh]] bỏ không tiến cống, chúa Nguyễn là [[Nguyễn Phúc Chu]] sai quan tổng binh là [[Nguyễn Hữu Kính]] đem binh đi đánh bắt được Bà Tranh và bọn thần tử cùng thân thuộc về Phú Xuân ([[Huế]]). Chúa Nguyễn đổi đất Chiêm Thành làm Thuận Phủ, nay thuộc [[Bình Thuận]]. Đất này cho con cháu của Bà Tranh làm đề đốc trấn giữ, bắt đổi y phục như người Việt Nam để phủ dụ dân Chiêm Thành. Qua năm sau, đổi Thuận Phủ ra làm Thuận Thành Trấn, rồi đến năm [[1697]] lai đặt phủ Bình Thuận, lấy đất Phan Lý (Phan Tri), Phan Lang ([[Phan Rang]]) làm huyện Yên Phúc và huyện Hòa Đa. Nước [[Chiêm Thành]] từ đây đã bị tiêu diệt.